Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm?

Shindo,
Chia sẻ

Tình cảm không phải trò đùa, mang tình cảm lên sóng truyền hình cho hàng triệu khán giả xem, phải có sự chừng mực để không biến bản thân thành công cụ kiếm tiền cho những nhà sản xuất.

Chưa bao giờ làng truyền hình Việt lại rộn ràng vì gameshow hẹn hò đến thế. Chỉ trong vòng 3 tháng, các gameshow hẹn hò cứ thi nhau mọc lên như nấm rộ sau mưa. Hết Bạn muốn hẹn hò, lại tới Vì yêu mà đến, Giai điệu chung đôi, Lựa chọn của trái tim... đua nhau lên sóng. Nhìn chung ở những gameshow này, yếu tố hấp dẫn, kịch tính, bất ngờ là điều không thiếu. Tuy nhiên, vì đưa tình cảm vào gameshow, để người chơi dùng chính cảm xúc của mình làm chiêu bài câu khách nên nhiều nhà sản xuất đã phát triển show theo hướng quá đà, dẫn đến hiệu ứng ngược. Khi gameshow hẹn hò ngày càng xuất hiện dày đặc thì yếu tố phản cảm, sáo rỗng cũng cứ thế mà nổi lên không dứt.

Khi tình cảm được mang ra làm trò câu khách

Đã qua rồi cái thời "hài nhảm" làm mưa làm gió trên sóng truyền hình, thời điểm hiện tại, gameshow hẹn hò mới là "hot trend". Ai đó độc thân đã lâu muốn tìm kiếm bạn đời, ai đó thất vọng với tình yêu muốn tìm cảm xúc mới lạ, hoặc giả có ai đó yêu đơn phương chàng trai - cô gái nào đã lâu, muốn tìm cơ hội để cải thiện mối quan hệ, thì cứ tìm đến "ông mai bà mối" gameshow. Chỉ cần chịu tỏ tình, chịu bày tỏ tình cảm thì chẳng có gì gameshow hẹn hò không làm được.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 1.

"Bạn muốn hẹn hò" với sự dẫn dắt của cặp đôi Cát Tường - Quyền Linh.

Chương trình Bạn muốn hẹn hò của Quyền Linh - Cát Tường là minh chứng sống động nhất cho điều này. Sở dĩ, Bạn muốn hẹn hò thành công, trở thành cái tên gây sốt bởi yếu tố chân thật được giữ lửa trong suốt nhiều năm qua. Nhiều cặp đôi khi được se duyên đã gắn kết cuộc đời, trở thành một nửa của nhau sau khi rời khỏi Bạn muốn hẹn hò. Yếu tố tích cực, nhân văn trong việc se duyên trên truyền hình là có, nhìn vào hình ảnh hạnh phúc của nhiều cặp đôi, khán giả sẽ thấy rõ điều này.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 2.
Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 3.
Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 4.

Rất nhiều cặp đôi đã nên duyên nhờ tham gia "Bạn muốn hẹn hò".

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 5.

Nhưng không phải gameshow hẹn hò nào cũng làm được như Bạn muốn hẹn hò. Chẳng phải chương trình nào cũng khiến khán giả vỡ òa hạnh phúc hay nức nở tiếc thương cho số phận, câu chuyện của từng người chơi. Khi yếu tố tình cảm được mang lên truyền hình, phản cảm và đồng cảm cách nhau chỉ một sợi chỉ mảnh. Nếu không giải quyết được vấn đề làm sao tìm ra ranh giới của phản cảm - đồng cảm thì các gameshow hẹn hò sớm trở thành trò cười cho khán giả.

Vì yêu mà đến, các chàng trai - cô gái ngồi ghế nóng chờ khách mời đến tỏ tình đều thuộc dạng "nam thanh nữ tú". Trên màn ảnh nhỏ, chuyện yêu đương của họ diễn ra đẹp như một bài thơ, chàng nói lời nồng ấm, nàng bẽn lẽn gật đầu, khẽ nắm tay chàng ra về, khép lại mối lương duyên "trời định" nhờ ơn của hẹn hò thực tế.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 6.
Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 7.

Các chàng trai - cô gái thành công nắm tay nhau ra về ở "Vì yêu mà đến".

Nhưng mà, chuyện hẹn hò này chắc chỉ gây xúc động cho đối tượng khán giả mộng mơ, hoặc những bạn trẻ luôn tin vào tình yêu vĩnh cửu. Riêng số đông khán giả khó tính, cảnh tượng các chàng trai - cô gái cầm ô, đánh đàn, thả bong bóng hình trái tim cho đối tượng mình thích lại gây phản cảm hơn bao giờ hết.

Một số khán giả nhận định rằng các màn tỏ tình này giống như sân khấu kịch hay bộ phim ngôn tình nào đó. Nếu yêu thương nhau thực sự, người ta sẽ tìm góc trời riêng chứ không hô hoán cho "cả thế giới đều biết" thế này!

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 8.

"Lựa chọn của trái tim" là sân khấu dành cho những anh chàng - cô gái yêu nhau không vì vẻ bề ngoài.

Hay hoặc giả ở chương trình Lựa chọn của trái tim, các người chơi lần lượt đeo mặt nạ để tự làm xấu mình trước mặt khách mời chính. Việc đeo mặt nạ này nhằm mục đích đánh lừa đối phương, cốt khiến họ chọn mình bằng cảm xúc thật sự chứ không phải vẻ bề ngoài. Tuy "ý nghĩa nhân văn" tỏ tường là thế nhưng đến khi lên sóng, Lựa chọn của trái tim lại gây phản cảm vì cách thể hiện còn hời hợt. Nhiều cặp đôi "phải lòng nhau" nhưng khi tháo bỏ lớp mặt nạ với ngoại hình không như kỳ vọng, họ đã chạy mất hút không đến buổi hẹn cuối cùng. Bên cạnh đó, việc để khách mời chính ngồi chễm chệ trên chiếc ghế đỏ quyền lực, còn 3 người tham gia lại xếp hàng đứng nghe nhận xét đã tạo nên cảm giác khó chịu, xem thường người chơi.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 9.

Sự nghiêm túc nằm đâu?

Giữa thời buổi lẫn lộn thật giả, tình cảm còn được mang lên truyền hình để chia sẻ một cách công khai thì câu hỏi về sự nghiêm túc lại một lần nữa được đặt ra. Có anh chàng Hàn Quốc nọ, tham gia chương trình truyền hình Sing my song với bài hát sướt mướt viết về cô bạn gái cũ. Khi nhắc đến bạn gái trước các huấn luyện viên, anh chàng vẫn bày tỏ rằng từng đau đớn, bi thương đến mức độ chán chường.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 10.

Anh chàng Hàn Quốc Jis Song Jooyoung ở "Sing my song".

Ấy vậy mà chỉ vài ngày sau đó, khán giả lại thấy anh chàng Hàn Quốc kia góp mặt tại sân khấu Khúc hát se duyên để tỏ tình với một cô gái. Khi đã tỏ tình, cũng đồng nghĩa với chuyện anh chàng đã biết về cô gái. Vậy hóa ra những lời nói tại Sing my song hôm trước là vô nghĩa?

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 11.

Ngay sau đó lại đến "Khúc hát se duyên" để tỏ tình.

Hay như trường hợp Trịnh Xuân Nhản thì rõ rành rành là anh chàng này "rảnh rỗi" đến mức chẳng có hoạt động nghệ thuật nào ngoài việc lên truyền hình tìm bạn gái. Vừa mới tham gia Vì yêu mà đến, hôm sau khán giả đã thấy anh nàng ngồi ghế nóng Lựa chọn của trái tim.

Góp mặt ở hết gameshow hẹn hò này lại đến gameshow hẹn hò khác, lạc quan mà nói thì chỉ có thể giải thích rằng do Trịnh Xuân Nhản quá cô đơn, do chẳng thể nào sống thiếu tình yêu nên Trịnh Xuân Nhản mới phải gấp rút tìm bạn gái như thế. Bên cạnh đó, ở là ngoài đời thực, anh chàng này chắc cũng không giỏi giao tiếp, nên mới có chuyện buồn bã đến độ chỉ tin tưởng vào tình yêu trên sóng truyền hình.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 12.

Trịnh Xuân Nhản.

Còn nếu không giải thích lạc quan, việc thí sinh chạy show hẹn hò xuất phát từ đâu? Vì cát xê do các nhà sản xuất trả hay hào quang của sự nổi tiếng bao trùm trong các chương trình này? Chỉ có nhà sản xuất và các thí sinh mới có thể trả lời câu hỏi đó!

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 13.

Thực tế, trong xu thế làm truyền hình hiện đại, việc chạy theo trào lưu là điều khó lòng tránh khỏi. Bởi nhà sản xuất cần tính toán, đo lường thị hiếu để sản xuất chương trình phù hợp. Khi "hẹn hò" đang là cái tên gây sốt, chẳng có lý do gì các nhà sản xuất lại không đua nhau làm show.

Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 14.

Tuy nhiên, tình cảm là phạm trù thiêng liêng của con người, không thể biện bạch bằng cách nói: "Giải trí thì hãy nên vui, đừng đặt nặng sự nghiêm túc làm gì". Vì khi đi quá giới hạn, các nhà sản xuất sẽ tự va vào chính tiêu chí do mình đặt ra, câu chuyện con dâu - mẹ chồng cãi nhau chan chát về việc ở chung hay ở riêng tại Quý ông hoàn hảo cũng thế. Khi yếu tố rating, câu khách được đặt lên hàng đầu, vô hình chung chuyện yêu đương, hẹn hò, hôn nhân của các thí sinh sẽ bị biến thành vở kịch. Và tất nhiên, đã là vở kịch thì rất dễ phát hiện, dẫu kịch sĩ có tài ba đến mấy, trước sự soi xét của hàng triệu khán giả truyền hình, cũng khó lòng tránh được sơ suất!


Thời của những đôi trai gái lên TV tìm người yêu: Đồng cảm hay phản cảm? - Ảnh 15.

Tình cảm không phải trò đùa, mang tình cảm lên sóng truyền hình cho hàng triệu khán giả xem, phải có sự chừng mực để không biến bản thân thành công cụ kiếm tiền cho những nhà sản xuất. Biết rằng một chương trình làm ra sẽ có người khen kẻ chê, tuy nhiên chính sự vội vàng, thiếu kỹ lưỡng của các nhà sản xuất đã vô tình làm "biến tướng" các gameshow hẹn hò.

Chia sẻ