Thiền và những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phương pháp này

Hồng Quân,
Chia sẻ

Chăm chỉ tập thiền trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày cũng có thể đem lại hiệu quả bất ngờ. Mệt mỏi, căng thẳng hoàn toàn bị loại bỏ chỉ trong vài phút ngồi tĩnh tâm.

Thiền đã được chứng minh giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa căng thẳng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới tâm lý. Trên thực tế, không ít người hiểu sai về phương pháp thư giãn giải tỏa lo âu này. Hầu hết mọi người đều nhận thấy thiền tiêu tốn rất nhiều thời gian và có thể dễ dàng gây nên cảm giác nhàm chán.

Thiền và những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phương pháp này - Ảnh 1.

Thiền đã được chứng minh giúp giảm stress, cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa căng thẳng và các vấn đề sức khỏe liên quan tới tâm lý.

Emily Fletcher, người sáng lập trường phái thiền Ziva tại thành phố New York kiêm tác giả của cuốn Stress Less, Accomplish More đã chỉ ra, chăm chỉ tập thiền trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày cũng có thể đem lại hiệu quả bất ngờ. Mệt mỏi, căng thẳng hoàn toàn bị loại bỏ chỉ trong vài phút ngồi tĩnh tâm.

Thiền là gì?

Về cơ bản, thiền là một phương pháp giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả. Chúng giúp bạn sẵn sàng đối mặt với những vấn đề về tâm lý gây khó chịu và mệt mỏi. Theo chuyên gia Fletcher, mọi người tập thiền để có một cuộc sống tốt hơn, thay vì đạt được trình độ kỹ thuật cao.

Nhiều người có quan niệm sai lầm là để tập thiền, bạn bắt buộc phải tập trung vào hiện tại. Trên thực tế, đây là một trường phái thiền phổ biến mang tên chánh niệm. Nhìn chung, thiền là hành động loại bỏ tất cả những căng thẳng cơ thể đã tích trữ trong quá khứ.

Chuyên gia Fletcher cho biết, khi thực hiện đúng cách, thiền thực sự có thể giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi và thư giãn hiệu quả hơn giấc ngủ. Khi cung cấp đủ động lực, cơ thể chúng ta sẽ biết cách tự chữa lành. Bộ não của bạn giống như một chiếc máy tính.

Thiền và những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phương pháp này - Ảnh 3.

Thiền là một phương pháp giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả.

Chánh niệm là gì?

Rất nhiều người nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ chánh niệm và thiền. Họ thậm chí dùng còn dùng hai cụm từ này thay thế cho nhau một cách vô cùng sai lệch. Chuyên gia Fletcher cho biết, chánh niệm là phương pháp đưa nhận thức của bạn vào thời điểm hiện tại. Để thực hiện việc làm này, bạn cần có sự kết hợp giữa nhiều kỹ thuật như cách thở và hình dung tưởng tượng. 

Mục đích của chánh niệm là giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong hiện tại. Điểm khác biệt chính giữa phương pháp này với thiền là chánh niệm yêu cầu bạn tập trung vào hiện tại, trong khi thiền yêu cầu bạn để tâm trí trôi theo trạng thái ý thức thứ tư (Turiya). Turiya khác với ba trạng thái còn lại là thức, ngủ và mơ.

Thiền và những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phương pháp này - Ảnh 5.

Mục đích của chánh niệm là giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong hiện tại.

Những lợi ích của thiền

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins đã tiến hành gần 19000 nghiên cứu về thiền định. Cuối cùng, họ kết luận và chỉ ra rất nhiều bằng chứng cho thấy hiệu quả thực tiễn phương pháp này. Thiền có thể giúp giảm bớt căng thẳng tâm lý như lo lắng, stress và thậm chí là cảm giác đau đớn. Ngoài ra, chuyên gia Fletcher cho biết, cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung và kiểm soát tâm trạng là một số lợi ích những người tập thiền có thể đạt được. Trong vài trường hợp, phương pháp này cũng làm tăng ham muốn tình dục đáng kể.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu tập thiền?

Không ít người tỏ ra ái ngại khi thêm một thói quen mới vào hoạt động hàng ngày. Tìm một kỹ thuật phù hợp với bản thân là phương pháp giúp bạn có động lực thiền mỗi ngày. Nếu có điều kiện, mọi người hãy đăng ký các ứng dụng trên điện thoại, những khóa học trực tuyến hoặc mua sách nhằm làm quen và biết thêm thông tin về phương pháp giải tỏa căng thẳng này.

Thiền và những điều bạn cần biết trước khi thực hiện phương pháp này - Ảnh 7.

Trước khi tập, bạn cần cân nhắc kỹ liệu phương pháp này có phù hợp với công việc hàng ngày hay không.

Trước khi tập, bạn cần cân nhắc kỹ liệu phương pháp này có phù hợp với công việc hàng ngày hay không. Ví dụ, nếu không có thời gian đọc sách khi đi làm về, bạn hãy dành ra 10 phút mỗi sáng lên điện thoại nhằm tìm hiểu thêm thông tin liên quan tới thiền. Khi đã quen với phương pháp này, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy thiền không tiêu tốn quá nhiều thời gian như vẫn nghĩ.

(Nguồn: Health)

Chia sẻ