Thị trấn toàn nghĩa địa - nơi người chết nhiều gấp nghìn lần người sống

Vân Anh,
Chia sẻ

Thị trấn nhỏ chỉ rộng 5.000m2 nhưng có đến 1,5 triệu ngôi mộ, nhiều gấp nghìn lần số người sống.

Nằm gần thành phố Daly, San Francisco, Mỹ, có một thị trấn nhỏ có tên là Colma. Thị trấn Colma rộng khoảng 5000 mét vuông nhưng có đến 17 nghĩa trang nơi chôn cất 1,5 triệu người.

Lịch sử thị trấn Colma bắt đầu từ thế 19. Cơn sốt vàng Califonia những năm 1849. Thời điểm đó, hàng trăm nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đã lao về California. Và hàng chục nghìn người đã bỏ mạng tại San Francisco. Họ chết vì tai nạn, vì bệnh dịch. Thế là hơn 20 nghĩa trang được lập ra chỉ để chôn cất thi thể của những người tìm vàng. Thế nhưng, số lượng người thì ngày càng tăng mà quỹ đất thì hạn chế.
 
Thị trấn của những ngôi mộ, Colma.

Đến năm 1900, chính quyền thành phố San Francisco tuyên bố thành phố không còn đất cho nghĩa trang nữa và cấm chôn cất. Đến năm 1914, nhận thấy việc làm này cũng không khả thi, các nhà chức trách mới quyết định di chuyển hết tất cả các phần mộ trong nghĩa trang về Colma để lấy lại đất.

Đến năm 1924, thị trấn Colma chính thức được thành lập. Ban đầu mang tên là Lawndale, đến năm 1941 đổi thành Colma.

Hiện nay, Colma có khoảng 1.800 cư dân sinh sống nhưng có đến 1,5 triệu ngôi mộ, số người chết còn nhiều gấp nghìn lần số người sống. Trong đó có cả những người nổi tiếng của nước Mỹ như Levi Strauss, Wiliam Randolph Hearst hay Amadeo Gianini,…

Chính vì số lượng linh hồn đang yên nghỉ ở đây quá lớn như vậy nên Colma được gọi là thành phố của sự tĩnh lặng.


Colma được hình thành từ thế kỷ 19, là nơi chôn cất hàng nghìn người đào vàng.




Tại Colma có khoảng 1,5 triệu ngôi mộ nhưng chỉ có 1.800 người dân sinh sống.


Hoạt động kinh doanh, sinh hoạt gần những ngôi mộ vẫn diễn ra bình thường.
 
Số lượng mộ gấp nghìn lần số lượng dân.

(Nguồn: Amusing Planet)
Chia sẻ