Layer 11

Layer 12

Layer 13

Chuyện "bắt cá hai tay", ngoại tình thường là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự đổ vỡ của nhiều mối tình, mà thủ phạm chính vẫn thường luôn là đàn ông. Nhưng trong trường hợp hai vợ chồng đã không còn mặn mà từ lâu, thậm chí sống ly thân, người chồng có bạn gái mới thì đó nên là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Nhưng số đông phụ nữ sẽ vội bất bình về những trường hợp như vậy, kèm theo đặt tên cho cô gái kia là "con giáp thứ 13" trong khi chính bản thân người vợ cũng chẳng còn tình cảm với chồng mình. Nếu "con giáp thứ 13" và người chồng thực sự có tình cảm thì sự kết hợp của họ chẳng phải tốt hơn là cuộc hôn nhân địa ngục mà ở đó hai con người đã chán ngấy nhau? Lúc này thì một tờ giấy ly dị chính thức có lẽ không thực sự cần thiết để hợp pháp hóa quan hệ cho cặp đôi bị cho là ngoại tình kia. Nhưng đàn bà sẽ không chịu hiểu theo logic đó, đối với họ "con giáp thứ 13" là một thứ gì đó thật đáng ghê tởm không cần phải nói lý lẽ.

Layer 14

Những tin nhắn ghen tuông qua lại để cùng giành giật chiếm hữu sự chú ý của một người đàn ông chỉ là một lớp tự vệ mỏng manh yếu ớt của họ. Vô lý lại tiếp tục hiển hiện ở đây. Nếu đã chán ghét, hận thù kẻ lừa dối, phản bội mình tới thế, vậy họ còn muốn tranh giành và níu kéo với một người phụ nữ khác để làm gì?

Bởi lòng tự trọng bị tổn thương cùng cảm giác một sự sở hữu đang vuột khỏi tay mình với tâm thế một kẻ thua cuộc đang cố vớt vát lại danh dự. Tệ nhất là những vụ đánh ghen kinh thiên động địa: lột đồ, tạt axit, quay video, livestream… cùng nhiều hình thức man rợ khác vốn dĩ không nên có ở một con người bình thường, nữa là từ một người phụ nữ đã là vợ, là mẹ, thậm chí có thể đã là... bà.

Ghen tuông mù quáng không xuất phát từ tình yêu mà là hệ quả của sự nóng vội, mất kiểm soát cảm xúc chủ yếu phát sinh từ khả năng suy nghĩ thiếu lý trí và logic của rất nhiều người đàn bà. Họ tự làm khổ chính mình chứ không ai khác.

Layer 15

Thực ra đàn bà khi giận cũng đáng yêu. Có rất nhiều đàn ông thích con gái hơi đỏng đảnh, hay làm nũng một chút. Tất nhiên là một chút, vừa phải thôi, bởi quá "liều lượng" thì lại trở thành phiền phức cho cả hai. Điều vô lý khá phổ biến trong tâm lý chị em là việc họ đều mong muốn hay ít nhất mơ về một người đàn ông nhiều tiền, thành đạt, có sự nghiệp vẻ vang nhưng vẫn phải đảm bảo dành thật nhiều thời gian cho họ, có mặt ngay lập tức khi họ cần đến.

Layer 16

"Con gái nói có là không, con gái nói không là có. Con gái nói một là hai, con gái nói hai là một. Đừng nghe những gì con gái nói", một lời hát nghe vui tai hồn nhiên nhưng cũng phản ánh đúng một phần những vô lý trong suy nghĩ và hành động của nhiều phụ nữ. "Em không giận anh đâu" đồng nghĩa "Em đang rất giận anh", "Anh đi đi. Chia tay đi" nhưng khi người đàn ông đi thật thì "Bảo đi mà cũng đi thật".

"Tại sao anh là bạn facebook cô này?", "Tại sao anh lại like, thả tim ảnh gái này?"... chắc hẳn có thật nhiều, thật nhiều đàn bà từng tra khảo người đàn ông của mình thế này. Nặng hơn nữa là giận dỗi ngay cả khi chồng/người yêu mình trả lời tin nhắn một người bạn khác giới, có hẹn công việc với một đồng nghiệp xinh xinh, chơi thân với một vài cô gái... Tất cả những điều này thật nguy hiểm biết bao trong mắt nhiều phụ nữ và có thể trở thành lý do cho những giận dỗi vô cớ của họ bất cứ lúc nào.

Layer 17

Layer 18

Đây là câu chuyện của rất nhiều phụ nữ khi đến giai đoạn bước vào hôn nhân. Thế nên các cô gái trẻ trước khi kết hôn cần phải xác định rõ mục tiêu. Đương nhiên sẽ có những tự vấn, lấy chồng thì cần mục tiêu gì? Thực ra việc gì trên đời cũng nên có một lý do, một mục tiêu để từng đường đi nước bước không chệch nhịp. Ví dụ như những cô nàng tự do, khao khát khoảng trời riêng để được bay nhảy thỏa thích nhưng vẫn thèm muốn một mái ấm gia đình. 

Hai điều này vốn dĩ khó mà song song cùng với nhau dù xã hội có phát triển hiện đại, cởi mở đến thế nào đi nữa. Bản chất của gia đình là sự kết nối giữa các thành viên mà ở đó mỗi người có một trách nhiệm riêng tạo ra hạnh phúc chung cho tất cả. Một mái ấm sẽ không hoàn thiện nếu một người vợ không muốn vun đắp cùng chồng hay một người mẹ không muốn chăm con. 

Layer 19

Không phải tất cả phụ nữ kết hôn rồi sẽ trở thành một bà nội trợ điển hình. Nhưng một phần chức năng của phụ nữ - nhất là khi làm mẹ - vẫn đi kèm với việc chăm lo cho gia đình. Các cụ đã nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" vốn đã bao quát toàn bộ hình thái xã hội, gia đình của xã hội nói chung và đặc biệt là Á Đông. 

Những cô gái trẻ nếu chưa sẵn sàng gạt bỏ khoảng trời riêng khổng lồ của mình, chưa muốn vun đắp công sức vào những bữa cơm, vào việc dọn dẹp nhà cửa, chưa định hình được những đêm thức trắng để trông con còn sơ sinh thì tốt hơn hết hãy cứ độc thân, đừng vội thỏa hiệp với những nhu cầu trái khoáy mâu thuẫn của chính bản thân mình.

Layer 20

Layer 21

Phong trào đấu tranh vì nữ quyền, bình đẳng giới là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển xã hội văn minh hiện đại, đặc biệt là ở các nước Á Đông, châu Phi, những nơi vẫn còn tồn tại nhiều bất công, phong tục lạc hậu đối với phụ nữ. Tuy nhiên không thiếu dịp chúng ta phải chứng kiến những người nhân danh nữ quyền, bình đẳng giới mà lôi kéo, biến tướng tư duy và hành động thành một điều gì đó thật nham nhở và... vô lý. 

Rất nhiều phụ nữ đòi bình đẳng, muốn mình được thừa nhận giống đàn ông 100% nhưng ở trong những tình huống cụ thể, họ sẽ lại đưa ra những lý luận "việc đó là của đàn ông", "đàn ông mà thế", "đàn ông mà cãi nhau với đàn bà", "đàn ông mà không làm ra tiền"... 

Layer 22

Những việc bê vác nặng vẫn là đàn ông làm, ở các nước Á Đông người chồng trong gia đình vẫn được coi là "trụ cột" tài chính và tinh thần... vậy thì bình đẳng giới hoàn toàn theo đúng ý nghĩa của nó là điều không khả thi. Đặc biệt tại Việt Nam, khi đàn ông vẫn luôn được giao trọng trách là nuôi gia đình, nuôi vợ con... nếu không làm được thì không những bị chính người thân của mình chê trách mà còn hàng xóm, láng giềng, bạn bè và thậm chí là xã hội.

Những việc này chỉ cần dùng suy nghĩ đơn giản, chẳng cần nhiều lý trí để hiểu bởi nó rành rành như thể 1 + 1 = 2. Chỉ là nhiều đàn bà không muốn hiểu. Họ cố lên gân để trở thành một ai đó không phải bản chất tự nhiên của mình chỉ để chứng tỏ với đàn ông rằng họ mạnh mẽ biết mấy nhưng sơ sảy họ sẽ vẫn oán trách phái nam đủ điều. 

Thứ có lý duy nhất với đàn bà chính là cảm xúc của họ và mọi lời nói, hành động sẽ xoay quanh cảm xúc đó theo một tần số và nhịp điệu nhất định. Có lẽ cũng chính vì việc thật hiếm khi phân tích mọi chuyện theo logic cho hợp lý mà họ ở bên những người đàn ông không ra gì, níu kéo khi bị hắt bỏ, đánh ghen khi bị phản bội.

Layer 23

Xa hơn một chút, người ta hay đấu tranh chống bạo hành gia đình nhưng thực chất là chống đàn ông vũ phu. Người ta dễ dàng lên án kịch liệt đàn ông đánh bạn gái/vợ nhưng sẽ không làm tương tự khi nạn nhân là một người đàn ông. Sử dụng vũ lực trong mối quan hệ chắc chắn không chỉ có đàn ông. Rất nhiều đàn bà từng đánh chửi, dùng bạo lực với người đàn ông của mình khi cãi cọ. Trong trường hợp này, nếu người đàn ông đứng yên để bị đánh thì mọi chuyện sẽ cứ thế mà trôi qua nhưng nếu anh ta phản kháng lại thì khả năng bị coi là "thủ phạm" hoàn toàn có thể tăng cao. Thật trớ trêu biết bao.

Layer 24

Không phải tự dưng chúng ta gọi nhau là phái yếu và phái mạnh. Đàn bà cần được che chở, bao dung hơn. Đàn ông cần vị tha hơn, mạnh mẽ hơn. Hạnh phúc thì vẫn là của chung. Nếu đàn bà biết rõ vị trí, giá trị của mình sẽ cố gắng sử dụng suy nghĩ lí trí để giảm bớt những căng thẳng, cãi vã, bi kịch không nhất thiết phải diễn ra trong mối quan hệ của họ. 

Suy cho cùng chỉ cần tư duy logic hơn một chút là ta đã giảm tải được bao áp lực cho chính bản thân mình và người khác. Bởi rõ ràng sau những cơn "lên đồng" vì cảm xúc chế ngự, phụ nữ hẳn cũng biết cái gì đúng, điều gì sai nhưng chắc họ không thoát ra khỏi những suy nghĩ ám ảnh và lòng tự trọng bị tổn thương bởi những cãi vã nảy lửa để rồi dằn vặt chính mình và người đàn ông của mình.

Theo Trí Thức Trẻ