Thấy đầu con nghiêng nhẹ sang phải, bố mẹ không ngờ con trai 3 tháng tuổi bị bệnh ung thư nghiêm trọng đến thế

H Nguyễn,
Chia sẻ

Các bác sĩ không nghĩ rằng Vincent có thể sống sót qua sinh nhật đầu tiên trong đời. Nhưng cậu bé còn làm được hơn thế.

Bé trai mắc bệnh ung thư não cực hiếm gặp vượt qua cơ hội sống chưa đầy 10% như thế nào?

Khi Vincent Nowroozi ở Philadelphia (Pennsylvania - Mỹ) mới 3 tháng tuổi, đầu bé bắt đầu nghiêng nhẹ sang phải. Bác sĩ nhi của Vincent tin rằng, chỉ cần sử dụng vật lý trị liệu để giúp cơ cổ bé cứng cáp hơn có thể giải quyết tình trạng này. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế.

Cha mẹ Vincent, Natalie và Ramin, ngày càng lo ngại khi thấy đầu bé tiếp tục to ra rất nhanh. Hai người vội vàng đưa con tới khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Philadelphia. Kết quả chụp cộng hưởng từ vào tháng 7 năm 2018 cho thấy, Vincent có 2 khối u ung thư trong não.

cau-be-bi-ut-nao-6

Cậu bé được chẩn đoán mắc u ác tính dạng cơ vân không điển hình (ATRTs). Các bác sĩ không nghĩ rằng Vincent có thể sống sót qua sinh nhật đầu tiên trong đời. 

Nhưng cậu bé còn làm được hơn thế. Hiện tại, không còn dấu hiệu ung thư trong hình ảnh chụp chiếu bộ não Vincent. Nhưng bé vẫn phải trải qua lộ trình hóa trị khắc nghiệt để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Mẹ bé Vincent, Natalie, chia sẻ với CBS Philly: "Con trông chẳng khác nào một em bé khỏe mạnh, bình thường. Vậy nên, khi người ta đến thông báo với chúng tôi rằng, con có các khối u trong não, chúng tôi gần như không thể tin nổi. Chấp nhận sự thật ấy thật vô cùng khó khăn. Chuyện khó khăn nhất mà chúng tôi từng vượt qua trong đời".

ATRT là bệnh ung thư hiếm gặp nhưng tiến triển rất mau chóng. Trong đó, ác khối u lớn lên trong não và tuỷ sống. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc gen SMARCB1 bị đột biến. Gen này chịu trách nhiệm tạo protein thông thường sẽ làm ngừng sự tiến triển của khối u.

Triệu chứng bao gồm đau đầu, mất thăng bằng, sự tăng trưởng kích cỡ đầu nhanh đột ngột hoặc bất thường, buồn nôn, nôn mửa.

Theo Bệnh viện Nhi Dana-Faber/Boston, ATRT chỉ chiếm 1-2% các trường hợp bệnh nhi bị u não. Điều này có nghĩa là ở Mỹ, hàng năm, chỉ có 30 trẻ được chẩn đoán mắc ATRT.

Trở lại trường hợp bé Vincent. Một ngày sau khi có kết quả chụp cộng hưởng từ, bé trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài 9,5 tiếng. Bác sĩ cố gắng loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt.

Điều đáng lo ngại là một trong số 2 khối u không thể mổ được bởi nó nằm trên cuống não Vincent. Và các bác sĩ cũng chỉ có thể loại bỏ khoảng 50% khối u còn lại.

Ngoài ra, Vincent cũng bị mất chức năng vận động ở cánh tay trái và chân trái sau phẫu thuật.

cau-be-bi-ut-nao-3

Các bác sĩ nói với cha mẹ bé rằng, Vincent có chưa đầy 10% cơ hội sống sót qua sinh nhật 1 tuổi. Gia đình có 2 lựa chọn: hoặc bắt đầu hóa trị tích cực hoặc từ bỏ điều trị.

"Chúng tôi không thể không thử. Cũng nhiều như mong muốn con không phải trải qua những thứ như thế này, chúng tôi buộc phải thử hóa trị", mẹ bé nhớ lại. "Bởi nếu không, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sống mà không tự dằn vặt bản thân vì hối tiếc".

Trong quá trình hóa trị, các loại thuốc trị ung thư được truyền vào cơ thể bé bỏng của Vincent qua một cổng trên ngực và tiêm trực tiếp vào ống tuỷ sống.

Vào tháng 2 vừa qua, đúng dịp sinh nhật 1 tuổi của Vincent, kết quả chụp chiếu cho thấy không còn dấu hiệu bệnh ung thư. Nhưng liệu trình hóa trị vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều tháng nữa để đề phòng nguy cơ bệnh tái phát.

Hồi tháng 4, cậu bé 1 tuổi bất ngờ phản ứng với phương pháp điều trị và rơi vào tình cảnh suy gan. Thật kỳ diệu, Vincent đã hồi phục chỉ một tháng sau đó.

Cha bé, Ramin, xúc động chia sẻ: "Vincent thực sự là em bé mạnh mẽ nhất. Là người lớn, phải chứng kiến một em bé trải qua hóa trị, bạn sẽ nhận ra, những đứa trẻ như vậy còn mạnh mẽ hơn bất cứ người lớn nào".

Hiện tại, liều lượng hóa trị đã được giảm xuống cho Vincent. Cha mẹ bé quyết định lập trang Facebook, Vincent the Conqueror, để cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe và cuộc sống thường ngày của cậu con trai dũng cảm.

Chia sẻ