Thấy con thường xuyên bị bạn học bắt nạt, người cha đã tức giận và quyết định "ra tay"

B.T ,
Chia sẻ

Trong một lần đón con đi học về vào buổi tối, người cha phát hiện ra cậu học sinh hay bắt nạt con mình. Anh đến gần cậu bé, túm lấy cặp của cậu ta và kéo về phía một bãi rác.

Câu chuyện này đã xảy ra cách đây hơn 2 năm, vào tháng 7/2017, anh Tan Chin Tai, đến từ Singapore, đã rất giận dữ sau nhiều lần thấy con trai đi học về trong tình trạng bị tổn thương tinh thần và thể xác do bị bạn học bắt nạt

Trong một lần đón con đi học về vào buổi tối, anh phát hiện ra cậu học sinh hay bắt nạt con mình. Anh đến gần cậu bé, túm lấy cặp của cậu ta và kéo về phía một bãi rác. "Vì con có thể bắt nạt con trai của chú, thì chú cũng có thể bắt nạt con", Tan nói trong khi tay túm lấy ngực của đứa bé 10 tuổi và đẩy cậu vào tường. 

Sau tối hôm đó, cậu bé cảm thấy đau ở bên trái ngực và đến bệnh viện khám. Kết quả chụp X-quang cho thấy đứa trẻ bị gãy một xương nhỏ ở một trong các xương sườn. Bé được các bác sĩ cho uống thuốc giảm đau và ra về. Tuy nhiên, bố mẹ của cậu học sinh này đã kiện Tan tấn công con trai của họ dẫn đến bị gãy xương.

Thấy con thường xuyên bị bạn học bắt nạt, người cha đã tức giận và quyết định "ra tay" trừng trị kẻ bắt nạt - Ảnh 1.

Con trai của Tan đang học lớp 4 và đã bị bạn bắt nạt ở trường hơn 2 năm. Kẻ bắt nạt thường chửi rủa, xúc phạm mẹ của bé, và còn đe dọa rằng sẽ đánh những đứa trẻ nào dám chơi với con trai của Tan (Ảnh minh họa).

Theo luật sư bào chữa của anh Tan thì con trai của anh lúc đó đang học lớp 4 và đã bị bạn bắt nạt ở trường hơn 2 năm. Kẻ bắt nạt thường chửi rủa, xúc phạm mẹ của bé, đồng thời còn đe dọa rằng sẽ đánh những đứa trẻ nào dám chơi với con trai của Tan.

Những tưởng rằng có bố "bảo kê" thì con sẽ thoát khỏi bị bắt nạt. Ai ngờ tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Đứa trẻ hay ăn hiếp con trai của anh đã rêu rao khắp nơi rằng ai chơi với con anh, sẽ bị anh đánh gãy xương.

Luật sư bào chữa cho người cha cũng nói rằng Tan đã phàn nàn với giáo viên của con trai mình, nhưng người này không có hành động thực sự nào để ngăn chặn chuyện này. Sự bắt nạt rõ ràng đã trở nên tồi tệ đến mức, tại một thời điểm, anh Tan đã cân nhắc đến việc chuyển trường cho con.

Ông bố tấn công kẻ bắt nạt con mình: đúng hay sai?

Vào ngày 29/4/2019, toà án phán quyết anh Tan Chin Tai bị án tù 7 tuần vì làm tổn thương một đứa trẻ. Phó công tố viên nhấn mạnh rằng mọi người không thể dùng bạo lực để nói chuyện công lý. Ông nói: "Đây là trường hợp một người trưởng thành bạo hành một nạn nhân dễ bị tổn thương. Điều đúng đắn nhất mà ông bố này nên làm là nói chuyện với cha mẹ của cậu bé – kẻ bắt nạt, hoặc với hiệu trưởng, nhưng tuyệt đối không được tấn công cậu bé".

Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng tránh con mình trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường?

Thấy con thường xuyên bị bạn học bắt nạt, người cha đã tức giận và quyết định "ra tay" trừng trị kẻ bắt nạt - Ảnh 2.

Hiện nay, bắt nạt học đường đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội bởi càng ngày càng có nhiều hình ảnh và đoạn clip phát tán trên các phương tiện truyền thông cho thấy, các bạn học sinh dù đang mặc đồng phục trên người vẫn không ngừng đánh đập, chà đạp chửi bới một bạn học sinh khác. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để cha mẹ có thể phòng tránh cho con mình không trở thành nạn nhân của trò bắt nạt? Dưới đây là một số lời khuyên:

- Hãy yêu thương và tôn trọng con

Cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng quyền lực hoặc vũ lực để kiểm soát con. Thay vào đó hãy nuôi dạy con trong sự yêu thương, tôn trọng. Vì nếu cha mẹ sử dụng đòn roi là phương pháp dạy con thì có nhiều khả năng con của bạn cũng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề của mình. Ngoài ra, nếu con cảm thấy mình không được tôn trọng và hay bị anh chị em hoặc cha mẹ bắt nạt, thì khi ra ngoài con sẽ biến thành "anh chị đại” để tìm lại quyền uy mà mình không thể có được khi ở nhà.  

- Nói chuyện và duy trì kết nối với con

Bị bắt nạt đôi khi là một chuyện rất đáng xấu hổ đối với trẻ, vì vậy con sẽ thường lo lắng mà không nói gì với cha mẹ. Cho nên, bạn hãy luôn duy trì mối quan hệ gần gũi, thân thiện với con. Nói chuyện với con hàng ngày về việc học, về bạn bè, về chuyện trường, chuyện lớp, về những cảm xúc suy nghĩ của con sẽ khiến con cảm thấy thoải mái khi mở lòng những khó khăn mà con đang gặp phải, bao gồm cả bắt nạt học đường.

Thấy con thường xuyên bị bạn học bắt nạt, người cha đã tức giận và quyết định "ra tay"  - Ảnh 5.

- Khuyến khích con kết giao nhiều bạn

Điều quan trọng mà cha mẹ cần dạy con là phát triển các mối quan hệ xã hội và kết giao với nhiều bạn tốt, vì những kẻ bắt nạt thường chỉ chọn ăn hiếp những đứa trẻ bị cô lập lẻ loi một mình, chứ không bao giờ chọn bắt nạt một nhóm bạn.

- Giúp con thấm nhuần sự tự tin và lòng tự trọng

Thường thì các "đại ca" luôn nhắm vào những đứa trẻ mà chúng cho là yếu đuối. Do vậy, điều quan trọng là cha mẹ hãy giúp con xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin ngay từ khi con bé. Cha mẹ hãy luôn khen ngợi những điểm mạnh của con, dạy con sống có đạo đức, có thiện lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.

- Nhận ra các dấu hiệu cảnh báo

Nếu con đột nhiên biến chuyển từ một đứa trẻ vui vẻ và cởi mở sang sống nội tâm hoặc im lặng, thì cha mẹ hãy nói chuyện và tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với con. Trong trường hợp con không chịu đến trường thì đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy đã có gì đó không ổn. Cha mẹ đừng ngần ngại liên hệ với giáo viên của con để hỏi cho ra ngọn ngành cụ thể.

- Dạy con tự đứng lên

Bước đầu tiên của trò bắt nạt bao giờ cũng bắt đầu bằng lời nói. Cho nên, cha mẹ hãy dạy con tự đứng lên. Tốt nhất là bỏ qua những kẻ bắt nạt và bỏ đi. Bên cạnh đó, con cũng nên biết cách tránh những kẻ bắt nạt bằng cách luôn đi cùng các bạn của mình và tránh những khu vực không được giám sát trong trường.

Hãy dạy con rằng không có gì là xấu hổ khi nói chuyện và nhờ người lớn giúp đỡ. Khi bị bắt nạt, con nên nói ngay với cha mẹ, giáo viên, giám thị hoặc hiệu trưởng. Mọi người sẽ có cách giúp con.

Thấy con thường xuyên bị bạn học bắt nạt, người cha đã tức giận và quyết định "ra tay"  - Ảnh 6.

Nguồn: Parents

Chia sẻ