Thấy con có những biểu hiện này cha mẹ càng nên lưu ý vì đó là dấu hiệu con có vấn đề về học tập

MKM,
Chia sẻ

Có những dấu hiệu chỉ ra trẻ không có khả năng học tập hoặc việc tiếp thu bài giảng có vấn đề cha mẹ rất cần biết để xử lý kịp thời.

1. Nhất quyết không đến trường

Thấy con có những biểu hiện này cha mẹ càng nên lưu ý vì đó là dấu hiệu con có vấn đề về học tập - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tiến sỹ Bradley giải thích rằng khi học sinh gặp khó khăn trong học tập, thì đi học có thể là nỗi khốn khổ của trẻ. Khi trẻ thấy các bạn của mình nổi trội, lúc đó khung cảnh trường học có thể là một nguồn gây căng thẳng và tạo ra sự tự ti.

Hơn nữa, áp lực từ người lớn luôn mong muốn con mình học tốt hơn nữa lại càng khiến trẻ không còn muốn đến trường học.

2. Khó tập trung

Trẻ bị khuyết tật học tập có thể khó chú ý hoặc khó tập trung cao độ vì khuyết tật học tập là vấn đề có liên quan đến thần kinh, do đó trẻ bị tình trạng này có thể dễ dàng bị phân tâm. Điều này có thể dẫn đến khó tập trung để học và nghiên cứu tài liệu học.

3. Gặp vấn đề về làm theo chỉ dẫn 

Một số vấn đề về học tập và sự chú ý có thể khiến trẻ khó theo dõi chỉ dẫn. Một đứa trẻ có thể phớt lờ những gì chúng được yêu cầu nhưng trẻ khuyết tật học tập thì dù không phớt lờ thì cũng khó thực hiện các yêu cầu và chỉ dẫn.

Một số trẻ không thể xử lý các hướng dẫn gồm nhiều bước trong khi trẻ bình thường không cần quá tập trung vẫn có thể làm đúng chỉ dẫn.  

4. Trí nhớ kém

Thấy con có những biểu hiện này cha mẹ càng nên lưu ý vì đó là dấu hiệu con có vấn đề về học tập - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mất khả năng học tập có thể dẫn đến vấn đề về bộ nhớ. Khi giáo viên và phụ huynh nhìn thấy lỗ hổng về kỹ năng hoặc sự thiếu tự tin, trẻ có thể phải đối phó với các vấn đề về trí nhớ ảnh hưởng đến học tập. Trẻ có vấn đề về trí nhớ gặp khó khăn trong việc nắm bắt và nắm giữ thông tin.

5. Gặp vấn đề với việc tổ chức

Rắc rối với các kỹ năng sống hàng ngày như tổ chức và quản lý thời gian thực sự có thể là dấu hiệu của khuyết tật học tập. Bộ xử lý khu vực não có thể khiến trẻ thường xuyên mất thời gian, bỏ dở các công việc và làm những việc không đúng. Nguyên nhân phổ biến nhất của điều này là sự yếu kém trong các kỹ năng điều hành.

6. Gặp vấn đề với việc nghe hiểu

Một số học sinh xuất hiện các dấu hiệu của vấn đề nghe hiểu, đặc biệt là nghe giảng. Một số trẻ không thể theo dõi những gì người lớn nói trong khi những đứa trẻ khác không thể nhớ những gì giáo viên truyền đạt.

Trong những năm khi còn bé, trẻ có thể không học được các bài hát hoặc vần điệu bài hát và khi lớn hơn thì có thể gặp vấn đề về chính tả, viết hoặc đọc.

7. Khó hiểu bài giảng

Thấy con có những biểu hiện này cha mẹ càng nên lưu ý vì đó là dấu hiệu con có vấn đề về học tập - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Một số trẻ khuyết tật học tập sẽ khó hiểu các lời giảng của thầy cô hoặc khó nắm bắt các khái niệm trong bài giảng.

Trẻ có thể thấy khó hiểu ngôn ngữ, xử lý các từ hoặc viết thư. Các trẻ khác có thể thấy khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm toán học hoặc giải các bài toán số học đơn giản.

8. Phản ứng tiêu cực

Trong khi một số học sinh không chú ý thì những học sinh khác có thể hành động một cách tiêu cực trong môi trường học đường hoặc các tình huống xã hội.Trẻ em khuyết tật học tập thường trở thành chú hề trong lớp. Chúng có thể thách thức hoặc hành động như thể không quan tâm đến trường học để thu hút sự chú ý.

9. Khó chấp nhận thay đổi

Trẻ khuyết tật học tập có thể có xu hướng trở nên cực kỳ quẫn trí vì những thay đổi trong thói quen hoặc lịch trình của chúng. Sự thay đổi bất ngờ có thể khiến trẻ hoảng sợ.

Một khi đứa trẻ có vấn đề về khả năng học tập đã tìm thấy sự thoải mái và quen với tình trạng hiện tại, thì chúng có thể rất khó khăn để xử lý bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra.

10. Triệu chứng liên quan đến thể chất không giải thích được

Tiến sỹ Bradley khuyên rằng nếu trẻ thường xuyên bị bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thể chất thì đó có thể là do việc khuyết tật học tập tiềm ẩn vì khi đi học có thể gây căng thẳng và bực bội, cảm giác khó chịu đó dẫn đến các triệu chứng thể chất. Chúng thường bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và tiêu chảy.

11. Trì hoãn hoặc không làm bài tập về nhà

Khi trẻ phải vật lộn với khả năng học tập, việc từ chối làm bài tập về nhà hoặc các nhiệm vụ khác liên quan đến trường học có thể giúp chúng phần nào bớt khó chịu. Sự chần chừ làm bài khá phổ biến ở những học sinh gặp khó khăn về học tập vì giúp chúng dễ tránh nguy cơ thất bại hoặc làm sai bài - Tiến sỹ Bradley giải thích.

12. Lo lắng và trầm cảm

Học sinh càng phải vật lộn với sự khuyết tật học tập mà không được chẩn đoán thì càng có nhiều khả năng tăng sự lo lắng và trầm cảm. Khi trẻ cố gắng tìm kiếm thành công trong áp lực liên tục của người lớn thì việc không như mong đợi có thể khiến trẻ rất khó chịu.

Tiến sỹ Bradley mô tả "Hội chứng thứ Hai" là: "Lo lắng hoặc trầm cảm xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi bắt đầu đi học trở lại, đặc biệt là sau những ngày cuối tuần hoặc sau thời gian nghỉ".

Nguồn: Popsugar

Chia sẻ