Thành phần quen thuộc trong mọi bữa ăn khiến bé 1 tuổi suy thận nặng, 21 ngày liền sốt cao và không thể đi tiểu

Luna,
Chia sẻ

Bé chưa đầy 1 tuổi phải nhập viện trong tình trạng kiệt sức. Các bác sỹ xác định bé bị suy thận nặng, nguyên nhân là thói quen ăn uống của gia đình.

Cơ thể của trẻ nhỏ không như người lớn, đó là điều mà ai cũng hiểu, nhưng khác ra sao và từ đó cần ứng xử như thế nào thì nhiều người còn rất mù mờ và chủ quan. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn chưa thể hiện được rõ mong muốn của mình, người lớn rất dễ áp đặt những quy chuẩn của mình cho con, một cách không phù hợp.

Chẳng hạn mong muốn cho con ăn ngon, bố mẹ nào cũng có, nhưng thế nào là ngon? Với suy nghĩ món ăn ngon cần đậm đà nên nhiều người cũng nêm nếm một chút mắm hoặc muối cho thức ăn của con. Nhưng thực tế, "một chút" này đã là quá đủ trở thành vấn đề do vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy, nêm vừa miệng người lớn luôn là quá mặn với bé. Không chỉ thế, lượng này nhỏ so với khẩu phần của chúng ta chứ không phải với khẩu phần trẻ sơ sinh, về lâu về dài không chỉ ảnh hưởng đến vị giác, khả năng cảm nhận hương vị, thói quen ăn uống của con mà lượng muối thừa mứa tích lại trong cơ thể bé còn dẫn đến tình trạng tích nước, gây suy thận, tạo gánh nặng không nhỏ cho tim, giảm khả năng đề kháng...

suy thận vì ăn mặn
(Ảnh: Internet)

Mới đây, đã có một em bé Trung Quốc chưa đầy 1 tuổi phải nhập viện trong tình trạng kiệt sức do sốt cao 21 ngày không giảm và hầu như không thể đi tiểu. Các bác sỹ xác định bé bị suy thận nặng, và sau khi tìm hiểu, nguyên nhân được xác định là do thói quen ăn quá mặn của gia đình.

Theo bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tốt nhất chỉ nên được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong trường hợp vì lý do nào đó mà cho bé ăn dặm sớm thì không nên nêm muối, nếu có thì nhất thiết không được quá 1g muối mỗi ngày. Khi bé đã bắt đầu ăn dặm và lớn hơn một chút, lượng muối nêm có thể tăng lên nhưng không quá 2g/ngày. (Kể cả người lớn cũng nên nghiêm túc thực hiện việc giới hạn không quá 6g/ngày.)

Trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các chức năng cơ thể, sức khỏe và sự phát triển rất dễ bị ảnh hưởng do các tác động từ bên ngoài, bao gồm cả thực phẩm. Không chỉ giới hạn muối, người lớn cũng nên hạn chế hoặc thậm chí tránh hẳn không cho con ăn:

suy thận vì ăn mặn
(Ảnh: Internet)

- Đường - dù là bánh, kẹo, nước ngọt hay thói quen nêm đường cho thức ăn của con đều không tốt, nhất là với bé dưới 1 tuổi bởi đường không bổ dưỡng, dễ khiến bé ngang dạ, chán ăn, không chỉ thế dễ gây nguy cơ cho những mầm răng mới nhú.

- Mật ong tuy là loại chất làm ngọt tốt cho sức khỏe nói chung nhưng lại đặc biệt là loại thực phẩm không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi bởi chứa những bào tử Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc trẻ sơ sinh.

- Hải sản có vỏ là loại thực phẩm dễ gây dị ứng và nhiều hậu quả khó ngờ, nên thận trọng khi sử dụng và tốt nhất đừng vội dùng để chế biến món ăn cho bé dưới 1 tuổi.

Tổng hợp
Chia sẻ