Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết

Newben,
Chia sẻ

Eiko khi còn trong bụng mẹ đã mắc phải tật nứt đốt sống (Spina Bifida) và nếu không phẫu thuật chữa trị kịp thời, cô bé sẽ bị suy nhược cơ và hệ thần kinh.

Các chuyên gia về bào thai, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ tim mạch ở Bệnh viện Mount Sinai, Toronto, Canada đã thực hiện cuộc phẫu thuật dài 2,5 giờ đồng hồ để giúp một thai nhi thoát khỏi tình trạng khuyết tật khi ra đời cũng như tử vong sớm. Khi các bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật, mẹ thai nhi - chị Romeila - đã mang thai được 26 tuần. Đến ngày 19/8 vừa qua, chị đã hạ sinh bé gái Eiko khỏe mạnh và xinh xắn.

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 1.

Chị Romeila và bé Eiko. (Ảnh: Internet)

Được biết, bé Eiko khi còn trong bụng mẹ đã mắc phải tật nứt đốt sống (Spina Bifida) và nếu không phẫu thuật chữa trị kịp thời, cô bé sẽ bị suy nhược cơ và hệ thần kinh.

Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1.500 đến 2.000 em bé sinh ra mắc phải tật nứt đốt sống. Đây là một khuyết tật của ống thần kinh, ảnh hưởng đến não của thai nhi, cột sống hoặc tủy sống. Bệnh này khiến ống thần kinh dọc xương sống không đóng kín, khiến cột sống có phần không kín hoàn toàn, tủy sống, dây thần kinh dễ bị tổn thương. Tình trạng này phát triển trong tháng đầu tiên của thai kì, thường trước khi cả người mẹ biết mình mang thai.

Tùy thuộc vào vị trí cột sống hở, trẻ mắc phải tật nứt đốt sống có thể khuyết tật nhẹ hoặc nặng về thể chất, có thể cần được hỗ trợ, chăm sóc cả đời. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây suy yếu trí tuệ.

Các bác sĩ của chị Romeila đã phát hiện ra rằng, tình trạng mà con gái chị đang mắc phải là chứng thoát vị tủy-màng tủy - dạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và được công bố rộng rãi nhất trong các dạng của tật nứt đốt sống. Đây là tình trạng mà một phần của tủy sống hở ra ở phần lưng, tạo thành túi chứa dịch não tủy. Ở một số trường hợp (khá hiếm), dây thần kinh tủy sống cũng có thể nằm ở túi dịch này, được cho là nguyên nhân phá hủy dây thần kinh, khiến trẻ bị thiểu năng, liệt chân hoặc tay.

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa cho chứng thoát vị tủy-màng tủy của tật nứt đốt sống. (Ảnh: dailymail)

Nếu bác sĩ không kịp thời can thiệp, bé Eiko khi ra đời có thể sẽ phải trải qua thủ thuật để giảm áp lực não, không thể tự đi lại và có thể không sống được đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, thay vào đó, nhóm bác sĩ, y tá của chị Romeila (trong đó có các bác sĩ phẫu thuật của trường Đại học Vanderbilt) đã thực hiện cuộc phẫu thuật đóng phần bị mở ở lưng của Eiko.

Để tiến hành cuộc phẫu thuật, các bác sĩ phải gây mê Eiko - khi này vẫn còn là thai nhi - và làm tê liệt tạm thời bé. Sau đó, các bác sĩ cắt qua bụng, tử cung của Romeila và tiếp cận với thai nhi để tiến hành cuộc giải phẫu. Họ phải cẩn thận duy trì lượng ối để bảo vệ thai nhi, các bác sĩ giải phóng các dây thần kinh đang phát triển ở lưng Eiko từ vùng da hở, đặt tấm phủ lên mô thần kinh và khâu đóng da lại. Phần phẫu liên quan đến thần kinh này kéo dài khoảng 25 phút.

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 3.

Mô phỏng các thao tác của cuộc phẫu thuật. (Ảnh: dailymail)

10 tuần sau đó, Eiko ra đời. Cô bé chào đời sớm hơn 3 tuần so với dự kiến. Thông thường, trẻ sẽ có khả năng chào đời sớm hơn khi được phẫu thuật trong tử cung.

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 4.

Eiko chào đời sớm hơn 3 tuần so với dự kiến. (Ảnh: Internet)

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 5.

(Ảnh: Internet)

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 6.

(Ảnh: Internet)

Được biết, chị Romeila là người mẹ đầu tiên trải qua phẫu thuật tử cung khi đang mang thai tại Canada. Phương pháp phẫu thuật này được bác sĩ Noel Tulipan và cộng sự ở Vanderbilt, Mỹ tiến hành lần đầu tiên vào năm 1997. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng đã kết thúc vào năm 2003 cho thấy cuộc phẫu thuật giúp trẻ sau khi ra đời có kết quả tốt hơn 80%. Từ đó, bác sĩ Tulipan đã thực hiện hơn 200 cuộc phẫu thuật tại bệnh viện ông đang làm việc cùng nhiều bệnh viện khác. Dần dần, các bệnh viện hàng đầu thế giới cũng thực hiện cuộc phẫu thuật này.

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 7.

Eiko cùng các anh và mẹ. (Ảnh: Internet)

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 8.

Eiko cùng bố mẹ. (Ảnh: dailymail)

Thai nhi chưa ra đời, bác sĩ đã mổ tử cung mẹ để phẫu thuật, kết quả khiến mẹ mừng khôn xiết - Ảnh 9.

(Ảnh: Internet)

Mẹ con chị Romeila đã hồi phục hoàn toàn sau cuộc phẫu thuật và ngày 19/11 vừa qua, gia đình họ đã tổ chức tiệc mừng bé Eiko đã chào đời được 3 tháng.

(Nguồn: dailymail)

Chia sẻ