Tẩy da chai cứng ở gót chân, lòng bàn tay

,
Chia sẻ

Gót chân, ngón chân, lòng bàn tay, cùi chỏ tay... là những vùng da thường bị sừng hóa trở nên chai cứng. Chúng ta tẩy nó bằng cách nào?

Theo BS Phạm Thị Thu Hương, khoa Da liễu, Bệnh viện Việt Pháp, để làm mềm, hồi phục vùng da chai cứng cần ngâm chân, tay trong nước muối ấm mỗi ngày khoảng 20 phút. Khi những vùng da bị chai mềm ra, dùng khăn lông cứng (đối với tay) hoặc đá bọt (đối với chân) chà nhẹ nhàng nhằm tẩy đi những lớp da chết. Rửa chân tay lại bằng nước sạch.

Bạn cũng có thể tìm mua loại dung dịch giúp tẩy da chết (cho vùng da chai) tại các hiệu thuốc để giúp tẩy sạch hơn sau khi ngâm nước muối ấm. Sau mỗi lần ngâm nước muối ấm và lau rửa, dùng kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho tay và chân.
 

Gót chân, ngón chân, lòng bàn tay, cùi chỏ tay... là những vùng da thường bị  sừng hóa trở nên chai cứng. Chúng ta tẩy nó bằng cách nào?


Massage nhẹ nhàng những vùng da chai cho kem thấm vào da.. Không nên dùng kìm cắt những lớp da này vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu.

Ngoài ra, việc cắt da có thể tạo kích thích cho lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn trong quá trình cọ xát.

Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng vitamin E cần thiết để da luôn mềm mại. Khi lái xe hoặc cầm nắm các dụng cụ thể dục thể thao như tạ, vợt cầu lông, tennis... nên dùng găng tay.

Với cùi chỏ tay, nên hạn chế chống tay lên bàn hoặc tì tay vào những vật cứng như tường, ghế... Tránh đi những đôi giày quá chật, giày có điểm tì quá mạnh như giầy có gót cao và mũi nhỏ.

Không cố xỏ chân vào những đôi giầy khiến bạn cảm thấy không thoải mái, cho dù chúng trông thật đẹp. Nếu ngón chân có tật, bạn nên đóng giầy đi cho thoải mái. 

 
Theo Bee
Chia sẻ