Tăng kích cỡ váy có thể tăng nguy cơ ung thư vú

T.L,
Chia sẻ

Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú, tốt nhất bạn hãy giữ cho kích thước váy của mình không tăng trong nhiều năm.

Nói một cách dễ hiệu hơn, bạn nên giữ để tránh cho mình bị tăng cân. 

"Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, từ 25 tuổi đến khi mãn kinh (60 tuổi), sự gia tăng kích thước quần áo trong 10 năm có liên quan với sự gia tăng nguy cơ của bệnh ung thư vú. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, nguy cơ này là 33%", nhà nghiên cứu Tiến sĩ Usha Menon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư phụ khoa tại Đại học London, cho biết. 

Phát hiện này được dựa trên thông tin thu thập từ gần 93.000 phụ nữ tham gia vào một nghiên cứu sàng lọc ung thư của Anh. Khi bước vào cuộc nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2010, tất cả phụ nữ này đều trên 50 tuổi và không được chẩn đoán ung thư vú. 

Năm 25 tuổi, kích thước váy trung bình của phụ nữ là 8. Khi họ bước vào cuộc nghiên cứu, ở độ tuổi trung bình 64, kích thước trung bình là 10. Cứ 4 người thì có 3 người báo cáo kích thước váy của họ tăng lên 

Nguy cơ ung thư vú tăng 77% nếu cứ 10 năm kích thước váy của họ tăng lên một lần, từ khi họ 25 tuổi đến khi qua thời kỳ mãn kinh, Menon nói. 

Tăng kích cỡ váy có thể tăng nguy cơ ung thư vú 1
Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư vú, tốt nhất bạn hãy giữ cho kích thước váy của mình không tăng trong nhiều năm. Ảnh minh họa

Nghiên cứu này được công bố trực tuyến ngày 24 tháng 9 trong Hội nghị BMJ Open. 

Những người phụ nữ được yêu cầu cung cấp thông tin về chiều cao và cân nặng của mình, vì vậy chỉ số khối cơ thể (BMI) của họ có thể được tính toán. Họ cũng đưa ra chi tiết về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Những thông tin này bao gồm khả năng sinh sản, tiền sử gia đình ung thư vú hoặc buồng trứng và sinh sản, việc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố và liệu pháp thay thế hormone... 

Khi họ bước vào cuộc nghiên cứu, những người phụ nữ nói với kích thước váy hiện tại của họ và kích thước khi họ ở độ tuổi 20. 

Các nhà nghiên cứu theo dõi những phụ nữ này trong 3-4 năm, đặt câu hỏi thêm về sức khỏe nói chung và mọi chẩn đoán ung thư. Trong thời gian đó, 1.090 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú. 

Trong khi yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình và sử dụng hormone thay thế đã được liên kết với một nguy cơ gia tăng, kết quả thu được cũng như mong đợi. Đó là, tăng kích thước váy cũng là một yếu tố dự báo mạnh nhất về nguy cơ ung thư vú, Menon nói. 

"Đây là một nghiên cứu quan sát và không có kết luận cuối cùng có thể được rút ra về nhân quả. Những thay đổi trong kích thước váy trong những năm qua cũng cần phải được tính đến", Menon nhấn mạnh. 

"Tăng kích thước váy đồng nghĩa với tăng vòng bụng. Đó là một yếu tố dự báo về rủi ro tốt hơn so với chỉ số BMI - một tỷ lệ cân nặng so với chiều cao. Kích thước váy tăng lên phản ánh sự gia tăng mỡ bụng, Menon nói. Cơ chế chính xác giữa tăng mỡ bụng và nguy cơ ung thư vú cao hơn cần nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, nó được biết rằng béo phì làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, có thể khiến bệnh ung thư vú phát triển", Menon nói thêm. 

(Nguồn: Health)
Chia sẻ