BÀI GỐC Tâm sự cay đắng của mẹ chồng ngày nào cũng canh cửa xin con dâu tiền ăn sáng

Tâm sự cay đắng của mẹ chồng ngày nào cũng canh cửa xin con dâu tiền ăn sáng

Sáng nào cô cũng phải canh cửa, canh giờ con dâu đi làm để xin xỏ tiền ăn sáng. Chỉ cần dậy trễ nó đi làm mất thì hôm đó xem như 2 mẹ con bị đói.

14 Chia sẻ

Tôi phải nuôi chồng bệnh tật vừa trở về sau 20 năm bỏ theo gái

Đỗ Thị Hằng (Thạch Thất, HN),
Chia sẻ

Ban đầu tôi không thấy động lòng trước những lời xin xỏ của chồng. Nhưng rồi chồng tôi trở bệnh nặng người gầy yếu. Nhìn thấy chồng như thế, tôi lại dấy lòng thương bảo các con đưa ông đi khám.

Khi đọc bài “Tâm sự cay đắng của mẹ chồng ngày nào cũng canh cửa xin con dâu tiền ăn sáng” của cô Vy, tôi thấy sao cuộc đời của cô có nét hao hao giống bất hạnh của mình vậy. Tôi tuy chưa mất họ trên thế gian này nhưng sự tồn tại của họ là nỗi đau đeo bám tôi dai giẳng. Có phải vì đó là nghiệp của tôi và những người như cô Vy phải gánh không?

Năm nay đã 55 tuổi, tôi có hai người con trai đều đã lập gia đình. Trước tôi chỉ công nhân quèn của một xí nghiệp nông cụ. Vì thế 20 năm tôi nuôi con và bố mẹ chồng bằng tiền lương còm đó. Và bây giờ tôi lại nuôi chồng bệnh tật.

20 tuổi tôi lấy chồng. Cuộc sống không giàu sang nhưng cũng vừa đủ chi tiêu nếu biết tằn tiện dè xẻn. Nhưng sau khi sinh đứa con thứ hai của tôi chào đời được ba tháng tuổi, một ngày chồng tôi bỏ mẹ con tôi đi biệt tích chẳng biết đâu mà tìm. 

Các em chồng đều đã lập gia đình và phải lo cho cuộc sống của riêng mình, chồng tôi lại là con trưởng nên bố mẹ chồng phải ở với tôi. Thế là đôi vai của người đàn bà hơn 20 tuổi là tôi phải gánh một bên là con nhỏ, một bên là bố mẹ  già. Căn nhà ngói lụp xụp bao năm cũng vì thế mà chẳng có tiền sửa sang lại là vì thế. 

Tôi phải nuôi chồng bệnh tật vừa trở về sau 20 năm bỏ theo gái
Sau khi sinh đứa con thứ hai của tôi chào đời được ba tháng tuổi, một ngày chồng tôi bỏ mẹ con tôi đi biệt tích chẳng biết đâu mà tìm (Ảnh minh họa)

Có những hôm mưa bão tốc ngói, chẳng có người đàn ông trong gia đình nên tôi lại một mình leo thang làm hết. Có nhiều đêm mưa tôi chẳng thể ngủ nổi vì lo nhà sập, nhà dột… Vất vả là thế mà bẵng đi khoảng hơn 2 năm chồng tôi lại trở về nhà. Nhưng lần trở về này, chồng tôi mang theo một người phụ nữ. Họ thuê một một ngôi nhà cấp 4 khác trong xóm để ở và thỉnh thoảng chồng sang nhà tôi tự tiên như người nhà.

Anh em họ hàng khuyên can chồng tôi thì anh sửng cổ nổi nóng: “Chuyện gia đình nhà tôi không cần ai can thiệp, ông bà cứ về nhà ông bà mà lo cho gia đình nhà mình đi”. Nhiều lần góp ý nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật ấy, đi đi về về giữa 2 ngôi nhà khiến cả bố mẹ đẻ ra chồng tôi cũng bất lực mà kêu anh là loại “chủng nghiệt”. 

Không chịu được cảnh chung chồng, tôi đòi ly hôn thì chồng tôi cũng không cho. Tôi nói thì anh cứ thế lao vào tôi đánh đập với bất cứ cái gì anh cầm được trên tay. Thế nên bị đánh nhiều tôi đâm ra sợ đòn và mặc kệ anh thích sống thế nào thì sống. Tôi và chồng chính thức ly thân từ đó.  

Hàng xóm cười chê tôi đần, anh em họ hàng thì khuyên tôi “Thói trăng hoa ấy có chết cũng không chừa được, thế nên mặc kệ nó mà sống lo cho các con”. Là người mẹ, tôi cũng coi chồng như đã chết. Tôi cứ chăm lo hết lòng cho con, cho bố mẹ chồng.

Rồi con tôi lớn dần lên và bố mẹ ngày càng già nên đôi vai tôi ngày một nặng gánh. Lo học hành cho con, lo ốm đau cho bố mẹ, lại phải đi làm ở xưởng rồi tăng gia thêm sản xuất ngoài giờ nhiều lúc khiến tôi muốn ngã gục.

Còn chồng tôi, sau khi ở với người đàn bà không hôn thú kia được 1 năm thì 2 người lại lục đục. Một ngày người đàn bà kia bỏ đi và chồng tôi cũng bỏ đi. Nhiều người ở chỗ tôi bắt gặp chồng tôi lang thang ở Hải Phòng. Họ đến nhà khuyên tôi đi tìm chồng vì tình vì nghĩa. Song thật sự,  tiền ăn tôi còn không có đủ, lấy đâu tiền đến Hải Phòng tìm chồng. Tôi cũng nghĩ, chồng đi được thì phải về được nên cứ i tiếp tục lo cho gia đình mình không một lời than vãn với anh em họ hàng.

Ngày bố chồng tôi mất, anh em chồng đã thay bà xuống Hải Phòng tìm chồng tôi về. Lúc này chồng tôi cũng đang chung sống với một phụ nữ khác ở đây. Trở về nhà lo hậu sự cho bố xong, chồng tôi lại chẳng màng đến vợ con khi tiếp tục về Hải Phòng. Tôi ngậm đắng nuốt cay trong lòng nhưng cũng chẳng làm gì được.

Rồi các con tôi lớn dần lên. Chúng cũng có công việc ổn định. Những tưởng sẽ được nhờ con nhưng từ ngày chúng lập gia đình, hai con dâu của tôi không muốn ở chung với mẹ chồng mà xúi chồng nó đòi ở riêng. Vậy là, vì tự ái, tôi lại cho 2 con trai ra riêng. 

Căn nhà cũ này, chỉ còn lại một mình tôi rau cháo qua ngày cùng mẹ chồng già. Các con dâu tôi đều làm công nhân trên khu công nghiệp gần nhà thu nhập có đồng ra đồng vào, nhưng tuyệt nhiên chúng chẳng bao giờ biếu mẹ chút tiền nào. Chỉ có 2 con trai vẫn thi thoảng ngấm ngầm cho tiền mẹ chi tiêu thêm hay thuốc thang cho cụ. 

Tưởng cuộc đời khổ thế là đủ nhưng duyên nghiệp của tôi còn nặng nợ. Mới đây, chồng tôi trở về trong một đêm mưa. Ông ấy lại quỳ  sụp trước mẹ già và tôi không nói một câu nào. Mẹ chồng tôi đã già nhưng tình thương của mẹ dành cho những đứa con thì không vơi cạn, dù ông có lầm lỗi thế nào mẹ cũng tha thứ. Bà cũng bảo tôi hãy tha thứ cho con trai bà. Chỉ có tôi là thấy mình đau lòng quá.

20 năm trước ông 2-3 lần bỏ tôi đi với gái để lại tôi bao cơ cực tôi phải gánh vác. Không một ngày chồng tôi nuôi con cũng như không một đồng chu cấp cho vợ. Nay ông ấy lại trở về trong tay trắng và bệnh tật. Chồng tôi bảo: “20 năm qua tôi sống cũng không sung sướng gì. Tiền làm ra đều mang về cho cô ta hết. Giữa tôi và cô ta chẳng có con cái gì cả. Một  ngày gần đây tôi bị bệnh vào viện thăm khám bác sỹ thông báo tôi bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị mới khỏi. Cô ta đã gom hết quần áo tư trang của tôi rồi nói thích thì sống không thích thì giải tán, chẳng con cái ràng  buộc, cô ta lại tìm đến một xe ôm khác  cặp kè. Tôi mong bà tha thứ cho tôi được quay về quê hương”.

Tôi phải nuôi chồng bệnh tật vừa trở về sau 20 năm bỏ theo gái

Nhìn thấy chồng như thế, tôi lại dấy lòng thương bảo các con đưa ông đi khám (Ảnh minh họa)

Ban đầu tôi không thấy động lòng trước những lời xin xỏ của chồng. Nhưng rồi chồng tôi trở bệnh nặng người gầy yếu. Nhìn thấy chồng như thế, tôi lại dấy lòng thương bảo các con đưa ông đi khám vì dù gì ông cũng là bố. Bác sỹ thông báo ông đã bị ung thư di căn khiến cả nhà đều choáng váng. Cứ thế, mọi tiền nong trong nhà cạn dần sau mỗi chuyến chồng tôi nhập viện. Tôi không dám bảo các con đóng góp tiền thuốc thang cho bố vì ông có nuôi con được ngày nào đâu và con dâu của tôi chúng cũng chẳng vừa. Tiền cho mẹ chồng nó còn chẳng bao giờ cho huống chi người bố như ông thì chắc gì chúng đã lo.

Tôi đã phải bán một phần đất để lấy tiền xạ trị và nuôi chồng. Chẳng biết chồng tôi sẽ còn sống được bao lâu nhưng vừa chăm chồng bệnh, vừa phải tranh thủ làm thêm lấy tiền thời gian này khiến tôi mệt mỏi quá. Có phải là tôi số khổ không mọi người?

Chia sẻ