BÀI GỐC Bàng hoàng phát hiện "bí mật đen tối" của nhà chồng sau ngày cưới

Bàng hoàng phát hiện "bí mật đen tối" của nhà chồng sau ngày cưới

(aFamily)- Tôi đã bị nhà anh lừa từ đầu tới cuối: Căn nhà to đẹp ấy hóa ra là của người họ hàng cho nhà anh ở nhờ; em trai anh hóa ra là kẻ nghiện và bị HIV...

30 Chia sẻ

Thời buổi này, "tốt nước sơn" nhiều khi được coi trọng hơn "tốt gỗ"

,
Chia sẻ

(aFamily)- Người đi ô tô bao giờ cũng được trân trọng hơn người đi xe máy. Trong số những người đi xe máy, những chiếc SH, LX bao giờ cũng được chăm sóc kỹ càng hơn Wave, Dream.

Tâm sự của chị Phù du, rồi những bài chia sẻ của Cúc xanh (Bạn tôi trông sành điệu nhưng hóa ra nhà "nghèo rớt mùng tơi"), của Cảnh Hoàng (Ham giàu, người yêu tôi vớ phải Việt kiều... "dởm"), của hien (Trường hợp của bạn giống "cô gái mù yêu chàng mổ lợn") thể hiện rất rõ một thực tế của xã hội bây giờ, đó là tính thực dụng. Xuất phát từ thực tế đó mà càng ngày càng có nhiều người phải sống một cách giả tạo hơn.

Đơn giản, khi bạn bước vào một quán café, một nhà hàng, một khách sạn, nếu bạn đi xe đẹp bao giờ bạn cũng được người ta "chăm sóc chu đáo" hơn. Người đi ô tô bao giờ cũng được trân trọng hơn người đi xe máy. Trong số những người đi xe máy, những chiếc SH, LX bao giờ cũng được chăm sóc kỹ càng hơn Wave, Dream. Đặc biệt, nếu bạn đi xe đạp thì bạn cứ tự thân vận động từ A đến Z, để xe ở đâu, bàn đặt chỗ nào, bạn đều phải cất mồm hỏi trước.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen trông mặt mà bắt hình dong, một người ăn mặc đẹp, dùng toàn hàng hiệu bao giờ cũng toát lên cái vẻ sang trọng đáng tin cậy hơn. Rồi chỉ cần người ta sống trong một cái nhà thật đẹp, dùng điện thoại thật long lanh, đi chiếc xe láng bóng thì ta sẽ cho rằng đó là người tài giỏi, được nể trọng. Có câu "tay ôm gói bạc khư khư, vừa mắng vừa nói người nghe ầm ầm". Còn nếu nghèo ư? Lời có hay mấy cũng khó lòng được tin tưởng, vì rằng nếu giỏi thật anh ta đã chẳng nghèo như thế. Một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá sự tài giỏi đó chính có kiếm được nhiều tiền hay không.

Sống trong một xã hội như thế, người ta buộc lòng phải thích nghi dần. Người có của phải cố phô hết những gì mình có, người không có của thì cố đi vay mượn để phô ra cho cũng bằng bạn bằng bè. Phải làm cho người khác thấy mình giàu có thì mới dễ sống. Ngay cả kén vợ kén chồng, người ta cũng dùng tiền bạc là một trong 2, 3 tiêu chí hàng đầu, thậm chí là tiêu chí cao nhất nữa là các việc khác.
 
Như gia đình nhà chồng chị Phù du ấy, nếu không phải họ "có" căn nhà to, đồ đạc đẹp, tưởng giàu sang thì chị Phù du có chịu lấy anh ấy không? Tôi thấy gia đình anh ấy cũng không có gì quá đáng cả, chẳng qua vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn mà thôi, chị Phù du phải bẽ bàng cũng không oan.
 
Chuyện em chồng chị bị nghiện, dính H.I.V cũng là chuyện bình thường, bây giờ nhiều nhà dính vào bi kịch đó lắm. Đương nhiên, ai giấu được vẫn cứ giấu, đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại. Gia đình nào cũng có "bí mật". Bởi thực chất "bí mật" là cái mà ta không biết. Ta chưa sống trong nhà họ, chưa "ở trong chăn sao biết chăn có rận"? Chẳng cô gái nào đi làm dâu lại không phải sững sờ trước vài điều này khác của nhà chồng, chẳng qua điều ấy "nặng" hay "nhẹ" mà thôi.
 
Nhà chồng chị Phù du, một đứa con trai coi như đã hỏng hẳn, chỉ còn hi vọng ở chồng chị ấy, nếu chuyện cậu em nghiện bị phát tán ra, chẳng phải sẽ hạn chế khả năng tìm được vợ tốt của chồng chị ấy hay sao? Anh ấy đâu đáng bị vậy, bởi bản thân anh ấy đâu có lỗi?
 
Mọi chuyện còn có thể khắc phục được. Chị Phù du vẫn còn nhà để ở, dù ở ngoại thành, chồng chị khỏe mạnh, thế là đủ. Như thế là tốt rồi. Những bí mật ấy, chị coi là bi kịch thì nó là bi kịch, coi là nỗi buồn thì đó đơn giản cũng chỉ là nỗi buồn mà thôi, nên nghĩ nhẹ nhàng cho bản thân dễ sống hơn chị ạ. Bản thân chị thực dụng, đừng trách người ta dối trá.

Chia sẻ