BÀI GỐC Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

(aFamily)- Kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp kém, không khéo trong cư xử khiến tôi gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống và công việc...

15 Chia sẻ

Phải tìm ra “gót chân asin” của các sếp

,
Chia sẻ

(aFamily)- Càng làm to, càng lắm tài thì càng nhiều tật. Nào là nhà hàng, bia ôm, khách sạn, chơi gái, bồ nhí… đủ cả. Nắm được những “gót chân asin” ấy của sếp thì lo gì không được sếp nể, sếp quan tâm.

Làm người ai cũng có điểm yếu và sai lầm. Không có một ai là hoàn hảo, không tì vết, nhất là các sếp của chúng ta. Càng làm to, càng lắm tài thì càng nhiều tật. Nào là nhà hàng, bia ôm, khách sạn, chơi gái, bồ nhí… đủ cả. Nắm được những “gót chân asin” ấy của sếp thì lo gì không được sếp nể, sếp quan tâm. 

Để biết được những bí mật ấy của sếp, thật ra cũng không có gì khó lắm. Thường thì chỉ có phu nhân sếp là người ít biết chuyện nhất, chứ mọi người đều nắm rõ cả. Tuy nhiên, biến điều mà nhiều người biết thành lợi thế của mình cũng không hề dễ dàng gì đâu nhé. Phải tạo được mối liên hệ gần gũi, mật thiết với gia đình sếp, tiếng nói có trọng lượng với vợ sếp thì mới mong có thể “dọa” được sếp, khiến sếp nể mình. 

Ngay từ đầu, tôi đã kéo cả vợ vào trong công cuộc chinh phục vợ sếp, làm thân với vợ sếp. Tạo được mối thân tình không chỉ là giữa nhân viên và sếp mà là mối thân tình giữa hai nhà luôn. Mọi thứ từ để ý đến sở thích của sếp, vợ sếp, thậm chí là của bố mẹ sếp nữa cũng rất quan trọng. Ngày lễ lạt, dịp nọ dịp kia, lúc nào cũng phải nhớ và chu đáo quà cáp.  

Với vợ sếp, mình là “gián điệp”. Tuy nhiên lại là gián điệp hai mang, lúc nào cũng phải nói tốt cho sếp, nhưng bên cạnh đó cũng ướm chừng sếp rằng: sếp bà vừa hỏi em vậy đó, em phải nói đỡ, nói rằng sếp chả hề có gì, không chỉ là lãnh đạo giỏi mà còn là một ông chồng rất ngoan nữa. Sếp lại tỏ bề cảm kích, lại ngay lập tức tìm cái gì đó để “cám ơn” nhân viên. Rồi chuyện thăng chức, cân nhắc, lúc nào sếp cũng phải nhắm tới mình trước. 

Thực ra, lòng tôi cũng thừa biết rằng, chẳng ai thích cái thằng nắm được điểm yếu của mình, nên phải luôn luôn đề phòng hết sức. Phải luôn lấy lòng vợ sếp để mà lúc nào cũng có người nói đỡ, có người đứng đằng sau hậu thuẫn cho mình. Bản thân sếp có muốn vùi dập cũng không phải kiêng dè, cẩn trọng. Phải để sếp hiểu rằng, nếu tôi chết, sếp có khi cũng chết chìm theo. Không chỉ là trong chuyện cá nhân, mà cả công việc nữa, cũng cần để ý nắm rõ đường đi nước bước. Không có ai là nghiêm chỉnh 100% cả. 

Tôi coi đây là một “kỹ năng mềm” trong công việc của mình. Nó chẳng qua là một hình thức cụ thể hơn của chân lý: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Ai nói tôi cơ hội, tôi đểu cáng cũng được. Nhưng sống trên đời, không biết nắm bắt cơ hội là thiệt thân, là không thức thời. Ai chẳng muốn thăng tiến, nếu không có tài không cũng chỉ ngồi đó mà thôi, mãi mãi suốt đời làm thằng nhân viên quèn đến tận lúc về hưu. Trường hợp này ở cơ quan, công ty nào cũng có. Ối người thâm niên công tác, làm việc đến nơi đến chốn mà chỉ ngồi mãi ở một cái ghế, suốt đời không suy chuyển.

Chia sẻ