BÀI GỐC Tôi có nên kiểm tra ADN con của mình?

Tôi có nên kiểm tra ADN con của mình?

(aFamily)- Cháu Vỹ không hề giống tôi bất cứ điểm nào. Tôi và vợ cao ráo bao nhiêu thì cháu lại thấp bấy nhiêu. Tính cách của cháu cũng khác hẳn mọi người trong gia đình.

13 Chia sẻ

Mặt trái của xét nghiệm ADN

,
Chia sẻ

(aFamily)- Nhân đây, tôi cũng muốn khuyến cáo tới những ông bố trẻ tuổi đang có ý định xét nghiệm ADN một điều.

Chào anh Đ, chào mọi người!

Tôi chẳng biết diễn tả cảm xúc của mình thế nào khi đọc mấy bài liên quan đến chuyện đàn ông Việt Nam và Trung Quốc nuôi con tu hú. Vui vì công nghệ, khoa học bây giờ hiện đại giúp cho con người mở mang nhiều thứ song cũng buồn thật nhiều vì tính hai mặt của nó. Chuyện xét nghiệm ADN cũng vậy.

Chính vì lo sợ thêm có nhiều nỗi buồn xảy ra với mọi người mà tôi khuyên anh Đ không nên đi xét nghiệm AND. Không quá quan trọng, hơn nữa anh chưa đến mức ở trong hoàn cảnh không xét nghiệm thì không phân biệt được phải trái. Gia đình đang yên ấm, đó là thứ hạnh phúc quý nhất mà anh có ở tầm tuổi này. Nhiều người mong muốn như anh còn chưa được, lẽ nào anh đang tâm phá nó đi.

Nhân đây, tôi cũng muốn khuyến cáo tới những ông bố trẻ tuổi đang có ý định xét nghiệm ADN một điều. Phải chăng, người lớn chúng ta quá ích kỷ, suốt ngày muốn phải trái rạch ròi. Sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc là điều hết sức bình thường trong mỗi cuộc xét nghiệm nhưng nỗi đau không bao giờ lành lặn khi nghĩ đến số phận những đứa trẻ sau khi bố mẹ nó xét nghiệm sẽ ra sao?

Khi những ông bố biết mình nuôi con tu hú, mấy người được bình tĩnh, im lặng, chấp nhận. Phần hết họ nổi đóa, bước vào cuộc săm soi, truy xét, bào bới không thương tiếc với người mà họ đã tay gối má kề. Trong cuộc chiến điêu tàn ấy, một cuộc chia tay mặc định, phân chia tài sản là đương nhiên và đứa con tất nhiên phải biến đi cho khuất mắt. Đứa trẻ ấy đâu có tội, hôm qua nó vẫn gọi người đàn ông ấy bằng bố, luôn luôn kính trọng ông ấy. Thế mà nay, ông ấy rũ tình, coi nó như nỗi đau tột cùng nhất mà ông ấy phải gánh lấy.

Những đứa trẻ ấy dù theo mẹ nhưng chẳng còn biết bố mình là ai. Nó bị coi là đứa con hoang trong mắt nhiều người. Nó đến trường, đi sinh hoạt, ra ngoài xã hội và chịu nhiều tủi nhục, mặc cảm.

Một số đứa trẻ khác theo mẹ, khi mẹ nó lấy chồng khác. Cuộc sống với các ông bố dượng cũng mấy khi tốt đẹp. Không thiếu những trận đòn thù, hành hạ hay xâm phạm thân thể được nói ra rả hàng ngày trên các mặt báo.

Đó là những đứa trẻ mẹ nó còn dạy dỗ, nuôi nấng. Có nhiều đứa khi gia đình tan vỡ, mỗi người một nơi, mẹ nó chán đời bỏ đi với người đàn ông khác để nó bơ vơ. Và cuộc sống, miếng cơm manh áo bắt nó phải giành giật. Phải vật vã với cuộc sống, bon chen với cuộc đời. Biến nó thành thằng bé đánh giầy, bán báo, bán vé số.

Nếu những đứa trẻ này may mắn thành người lương thiện, có ích cho xã hội thì tốt biết bao. Đáng tiếc nhiều đứa trở thành những tên lưu manh, cướp giật, đạo chích đầu đường xó chợ. Chúng biến thành những kẻ cướp táo tợn với những vụ án kinh hoàng, gây hoang mang cho xã hội.

Đừng hỏi tại sao nhiều tên tội phạm khi bị bắt đều có hoàn cảnh gia đình éo le, nhiều đứa trẻ mặt còn hôi sữa đã giết người không ghê tay. Đừng hỏi tại sao chúng không được học hành, cũng đừng hỏi tại sao chúng có thể làm những việc như thế?

Đơn giản bởi hầu hết chúng đều thiếu sự dạy dỗ của bố mẹ. Chúng là hệ quả của những cuộc chia tay, những cuộc đào tẩu của các ông bố bà mẹ vô lương tâm và có thể chúng là vật thừa sau mỗi lần đi xét nghiệm ADN. Chúng thất vọng chán nản với cảnh gia đình tan vỡ. Buồn vì bị bố mẹ bỏ rơi, mặc cảm so với những đứa trẻ cùng lứa khác. Những thứ này dễ đẩy chúng đến với lầm lạc tội lỗi.

Hỡi các ông bố trẻ,

Không thể vị tha được sao mà cứ nhất quyết phải ích kỷ, nhất quyết phải chối bỏ, nhất quyết phải đẩy những đứa trẻ vô tội kia vào sự bơ vơ, đau khổ.

Thử nghĩ cho trẻ thơ một tương lai tươi sáng và thử nghĩ tới chữ nhẫn một lần xem sao?

“Vợ chồng nhẫn nhịn, con cái khỏi bơ vơ!”.

Chia sẻ