BÀI GỐC Tâm sự của một cô gái đẳng cấp bị trai nghèo bám đuôi

Tâm sự của một cô gái đẳng cấp bị trai nghèo bám đuôi

Tóm lại, em thấy trai nghèo không được một cái nết gì. Đã thế lại còn xấu xấu, bẩn bẩn và không biết thân biết phận. Thế mà số em đen, phải bị đến hơn chục người như thế theo đuổi.

19 Chia sẻ

"Gia đình anh là người Hà Nội nên phải thế!"

,
Chia sẻ

Mọi việc sẽ chỉ dừng lại ở mức độ bực mình thôi nếu chồng tôi không buông thêm câu: “Gia đình anh là người Hà Nội nên phải thế. Anh em phải đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể sống như người nhà quê được”.


Tôi vẫn thường hay nghĩ, người nghèo mới bị khinh thường, người giàu mới là kẻ có cái quyền nhìn đời bằng nửa con mắt. Nhưng từ khi lấy chồng, tôi nghiệm ra điều đó không đúng. Với gia đình chồng tôi, người Hà Nội mới cao quý nhất.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hòa Bình. Dù là gái tỉnh lẻ nhưng nếu nhìn bề ngoài, tôi chẳng khác gì cô gái thành thị sành điệu. Tôi sành điệu cũng vì gia đình tôi vốn rất khá giả. Từ khi mới chào đời, tôi đã được sống trong nhung lụa của một tiểu thư. 

Gia đình giàu có, lại học giỏi nên trong mắt mọi người, tôi luôn là niềm mơ ước của bao chàng trai. Chính vì vậy, đứng trước bất cứ ai, tôi luôn tự tin và kiêu hãnh. Bao nhiêu chàng trai “môn đăng hộ đối” có ý nhưng chẳng hiểu sao tôi lại chết mê chết mệt anh - chồng của tôi bây giờ.

Khi giới thiệu anh với gia đình và bạn bè, ai cũng lắc đầu mắng tôi… háo sắc. Mọi người đánh giá như thế cũng có lý của họ vì ngoài cái mã bên ngoài, anh thua tôi về mọi mặt. 

Anh tốt nghiệp một trường đại học “chiếu dưới”, ra trường đi làm trong một công ty nhỏ với mức lương khiêm tốn.


Chưa kịp mừng vì lấy được chồng Hà Nội, tôi đã bị nhà chồng tỏ ý khinh miệt (Ảnh minh họa)

Bỏ mặc mọi lời khuyên can, tôi gật đầu làm vợ anh. Và tất nhiên, cũng như đứng trước bao người khác, tôi chẳng có lý do gì để mất tự tin trước anh và gia đình anh. Đó là chưa kể tôi còn có chút kiêu hãnh vì tôi quá hoàn hảo trong khi gia đình anh có khá nhiều khiếm khuyết. Dùng từ khiếm khuyết chưa hẳn đã đúng nhưng ý tôi là họ thua xa tôi.

Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 anh em trai. Tất cả đều đã lập gia đình. Gia đình gồm 4 cặp đôi sống chen chúc dưới một mái nhà nhỏ vỏn vẹn có 25m2, được xây lên 4 tầng và 1 tum. Bố mẹ chồng không kiếm ra tiền nên chúng tôi phải góp tiền chung để nuôi các cụ.

Tôi kể sơ qua như vậy để các bạn biết gia đình chồng tôi khá khó khăn. Tôi thoáng chút hạnh phúc khi nghĩ bố mẹ chồng sẽ vui vì có được cô con dâu ít nhiều biết điều, lại có thể lo toan kinh tế được cho các cụ. Ấy thế mà, tôi như bị dội một gạo nước lạnh ngay những ngày đầu tiên làm dâu. 

Trong bữa ăn đầu tiên của toàn gia đình, bố mẹ chồng làm một bài “diễn văn” dài dằng dặc. Tôi không nhớ từng câu, từng lời vì tai tôi ù mất. Nhưng tôi nhớ đại loại là mọi người cho rằng tôi là một người may mắn nhất thế gian này vì lấy được anh - một người đẹp trai, giỏi giang, có chí tiến thủ và quan trọng nhất là người Hà Nội. 

Tôi phải in chữ hoa NGƯỜI HÀ NỘI vì cụm từ này đi theo tôi, hành hạ tôi suốt một năm lập gia đình. Bố mẹ anh coi khinh tôi như rơm rạ chỉ vì tôi là gái tỉnh lẻ.

Các cụ chẳng ngần ngại buông những lời lẽ “thẳng thắn” vào mặt tôi. Khi thì mẹ chồng phán “Con ở quê ra phải học hỏi nhiều. Đây là Hà Nội không thể cư xử như những kẻ thất học được”. 

Lúc thì bố chồng tôi dạy “Xinh đẹp, giỏi giang như con mà gắn cái mác nguyên quán Hòa Bình hay gái tỉnh lẻ là vứt đi rồi”.

Đấy là những lời các cụ nói lúc vui vẻ. Còn lúc bực bội, các cụ chẳng nể thông gia mà móc máy: “Đấy, con cứ ngẫm mà xem, giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố. Lắm tiền nhiều của ở cái chốn thâm sơn cùng cốc chẳng khác gì trọc phú cố học làm sang. Cố mấy cũng không là người thành phố được đâu”.

Khi nghe những lời lẽ như vậy, tôi “tăng xông” nhiều lúc muốn nhảy lên cãi lại. Nhưng may thay tôi kiềm chế được. Nếu không họ lại nhảy vào xỉa xói tôi nhà quê vô lễ.

Thất vọng gia đình chồng một thì tôi thất vọng chồng tôi mười. Trước thái độ khinh miệt của bố mẹ dành cho vợ, anh không có bất cứ phản ứng gì. 

Khi tôi bày tỏ thái độ thì anh cau có: “Bố mẹ anh sống theo phong thái gia giáo của người Hà Nội quen rồi. Hơi khó tính một chút nhưng được cái thẳng thắn. Em cứ ngẫm kĩ mà xem. Các cụ nói có sai đâu. Em nên tự suy xét bản thân để sống cho đúng với gia phong”.

Gia phong ư? Đúng là tôi có nghe người Hà Nội gốc sống rất nền nã, đúng mực. Nhưng gia đình chồng tôi thì sao? Thú thực, tôi thấy cách cư xử này chẳng khác gì của những người “tầng lớp thấp” hay ganh tị, chẳng có gì mà luôn muốn lên mặt dạy đời người khác.

Tôi kể ra đây “tình trạng” của hai người anh chồng để các bạn biết gia phong nhà chồng tôi nó hay ho thế nào. Anh cả không công ăn việc làm, suốt ngày đề đóm. Có lần nợ lâu quá, chủ đề thuê xã hội đen đến khiến nhà tôi tan tác, mỗi người chạy một nơi.

Anh thứ hai khả dĩ hơn nhưng cũng lười biếng, không chịu lao động. Nhờ người quen, anh được làm bảo vệ cho một trường học. Nhưng vì chê lương thấp, anh bỏ chỉ sau hơn một tháng làm việc. Bố mẹ chạy vạy xin cho anh làm bảo vệ một siêu thị, anh cũng chỉ làm được 3 tuần rồi về nằm ngủ vì lý do “lương lậu như vậy, ngủ ở nhà còn hơn”. Thế là dù 32 tuổi, anh vẫn để bố mẹ nuôi.

Nói bố mẹ nuôi cho nó oách chứ thực ra, tất cả đều là tiền của tôi. Theo đúng quy định, mỗi cặp vợ chồng phải nộp cho bố mẹ chồng 3 triệu đồng/tháng tiền ăn. Thế nhưng cứ đến lúc thu tiền, ông bà trắng trợn đòi vợ chồng tôi 6 triệu với lý do “cho anh vay”.

Tôi rất bực khi bố mẹ chồng xử sự như vậy. Nhưng mọi việc sẽ chỉ dừng lại ở mức độ bực mình thôi nếu chồng tôi không buông thêm câu: “Gia đình anh là người Hà Nội nên phải thế. Anh em phải đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể sống như người nhà quê được”.

Ý anh ở đây là ám chỉ gia đình tôi? Tại tôi dại dột khi kể chuyện tôi có đứa em ăn tàn phá hại. Nó đốt tiền của gia đình quá nhiều tới mức bố mẹ và tôi quyết định mặc kệ nó, cho nó tự xoay sở để trưởng thành hơn.

Rồi còn bao chuyện nữa khiến tôi điên đầu. Sống trong cảnh suốt ngày bị bố mẹ chồng, anh chị chồng khinh rẻ vì xuất thân là gái tỉnh lẻ, tôi không chịu được nữa. Tôi muốn mua nhà ở riêng. 

Khi tôi đề đạt ý tưởng, bố mẹ chồng đập bàn đập ghế mắng mỏ: “Tao không thể chấp nhận được cái loại nhà quê ích kỷ. Cả gia đình đang sống hòa thuận vui vẻ như vậy mà cô muốn gì? Cô muốn phá nát cái gia đình này à? Cô có nhiều tiền? Cô phải bỏ ra bao bọc anh chị em chứ. 

Anh chồng cô đang chạy ăn từng bữa kia kìa. Bố mẹ chồng cô tiền thuốc cũng không có. Thế mà cô muốn mua nhà à? Cô về cái xó rừng Hòa Bình mà mua, mà sinh sống với cái loại quê mùa như cô. Người Hà Nội không thể chấp nhận được cái tư tưởng ích kỷ”.

Được thể, chồng cũng quay sang mắng mỏ tôi. Anh cũng chửi tôi có khoác lên người vàng mười thì cũng không thể lột xác thành người Hà Nội được,… 

Bao lời lẽ khinh rẻ người tỉnh lẻ được mọi người buông ra khiến tôi không thể kiềm chế được nữa. Trong khi đó, chồng tôi chỉ biết im lặng đứng nhìn.

Thấy sự bất lực của anh mà tôi cảm thấy khinh ghét anh, khinh ghét gia đình chồng, những người tự nhận mình “Hà Nội gốc”. Tôi đang muốn hạ quyết tâm ly dị khi chưa có con để thoát khỏi địa ngục trần gian này. Nhưng nghĩ đến chuyện vừa cưới hơn 1 năm đã vậy, tôi lại thấy nhụt chí. Rất mong mọi người cho tôi một lời khuyên vào lúc này.



Nhờ những chiêu độc mình dành cho mấy gã trai nghèo mà giờ mới may mắn vớ được anh bạn trai giàu có, đẹp trai, lương cao.

Lấy chồng Hà Nội, tủi nhục khi bị khinh như rơm rạ/ Nhục vì sành điệu cũng bị khinh như thường! 2

Chia sẻ