BÀI GỐC Sự tình oái oăm dở khóc dở cười của vợ chồng tôi!

Sự tình oái oăm dở khóc dở cười của vợ chồng tôi!

Đêm đấy hai vợ chồng còn lên kiên quyết lên kế hoạch ngủ riêng để tách nhau ra hẳn. Nhưng nằm với con trằn trọc mãi đến 2 giờ sáng mà mình vẫn chưa ngủ được. Bực quá chạy về phòng thì thấy chồng cũng đang mở mắt thao láo trên giường.

10 Chia sẻ

Có lẽ ngày mai, tôi sẽ mua cho bố một bát phở...

,
Chia sẻ

Tôi đã cạn nước mắt và đã cùng đường. Có lẽ ngày mai, tôi sẽ mua cho bố một bát phở...

Đọc tâm sự "Sự tình oái oăm dở khóc dở cười của vợ chồng tôi" tuy nội dung bài không mấy liên quan đến câu chuyện tôi sắp kể ra đây như tôi trào nước mắt. Tôi ước gì, cuộc sống của vợ chồng tôi đủ đầy để cũng hạnh phúc trọn vẹn như 2 anh chị đây. Song tôi biết điều đó mãi là điều ước. Vì hàng ngày, vợ chồng tôi vẫn phải đối mặt với nghèo khó. Và cái nghèo nó cũng khiến tình cảm được chôn chặt và thể hiện hiếm hoi hơn.

Bố tôi bị an giê mơ rất nặng, nhiều khi mất trí như người điên. Vợ chồng tôi thì nghèo, biết bệnh tình ông như thế nhưng không có điều kiện thuốc thang. Hoặc nếu dư dả, tôi cũng không dám đòi hỏi gì hơn ở nhà chồng. Người ta cho tôi đem bố về nhà chồng theo sau khi kết hôn đã là nhân nghĩa lắm rồi.

Chồng tôi là người gia trưởng, vì nghèo nên cái gia trưởng đó càng trở nên độc đoán và độc ác hơn. Anh không xem bố tôi là người thân nhưng tôi đâu dám trách. Lương tháng tôi 3 triệu, không bõ bèn cho con uống sữa, mọi cái ăn cái mặc đều phải dựa vào chồng. Tôi thấy nếu tạo thêm gánh nặng cho chồng là một cái tội lớn lắm.

Chiều đi làm từ ngõ đã nghe thấy tiếng chồng mắng bố vợ sa sả. Thì ra cũng như nhiều lần trước, bố lại mải chơi nên ị đùn ra cả nhà. Chồng bảo bố là đồ ăn hại “có ăn ngay không trước khi tao nổi điên”. Tôi bênh bố thì bị chồng cho ăn tát tới tấp. Bố thấy con gái đau liền quên sợ ôm chân con rể khóc “để tôi ăn”. Tôi xin chồng “đánh em cũng được, đừng đánh trước mặt bố”. Tôi đau, bố tôi chắc còn đau gấp vạn lần.

Tối bố được “cho” ăn cơm rồi lại quên mất nên ông tranh luôn phần sữa của cháu. Nói quên cũng chưa phải lắm, tôi biết ông thèm vì thiếu chất. Chồng lại nổi điên, chửi bới ôm con ra khỏi nhà. Tôi ngồi lại nhìn bố vẫn đang ôm cái ly liếm lấy liếm để mà khóc ròng.

Cái nghèo làm con người cắn xé nhau ghê gớm. Chồng tôi cũng là một người tốt. Anh cũng nghèo, cũng luôn cố gắng lao động kiếm sống. Nhưng cùng lúc nuôi cả con đang tuổi sữa, nuôi vợ vô dụng và bố vợ dở người thật quá sức.

Thế kỷ này rồi mà tôi vẫn bụng đói đi làm. Giờ giải lao chị em kéo nhau ăn quà vặt, chỉ mỗi mình tôi ngồi lại nghịch máy tính vì tiết kiệm tiền. Giữa thành phố rộng lớn này, chúng tôi chỉ như những con chuột nhà quê sống chui rúc cố gắng hít thở lấy chút không khí đô thị.


Tôi đã cạn nước mắt và đã cùng đường. Có lẽ ngày mai, tôi sẽ mua cho bố một bát phở... (Ảnh minh họa)

Con tôi lại ốm phải nằm viện. Chồng càng trở nên cáu gắt và cắt hết mọi chi tiêu trong gia đình. Điện thắp sáng trong nhà cũng cắt giảm chỉ còn mỗi bóng đèn ở phòng khách. Bố sợ con rể, đêm dậy đi vệ sinh cũng không dám bật đèn. Ông ngã dập đầu nhưng chỉ bảo chẳng may va vào tủ. Dọn cơm ra bố cũng không dám cầm đũa, cứ cười ngây ngô “dạo này tự nhiên chả cần ăn cơm vẫn thấy khỏe”.

Tiền viện phí cho con rất nhiều, tôi đã vay mấy chỗ vẫn chưa đủ. Hôm hai vợ chồng ngồi đếm tiền để chuẩn bị mang vào viện đóng, bố thật thà hỏi “hai con giàu rồi hả, lúc nào mua cho bố bát phở nhé”. Tôi tủi thân khóc nức nở. Từ khi sinh con gia đình trở nên khó khăn, tôi đã quên mất cả bố mình. Bố tôi là một bệnh nhân chứ không phải người khỏe mạnh bình thường, vậy mà tôi bất hiếu đễn nỗi một bát phở cũng quên mua cho bố.

Ở đời này, vẫn còn những con người như vợ chồng tôi, một bát phở cũng thật to lớn làm sao. Lương tôi và lương chồng đều đã ứng trước không thể ứng thêm được nữa. Chúng tôi đã dốc cạn tiền vào trả viện phí cho con thế nên 30 nghìn để mua cho bố một bát phở ngon cũng trở nên xa xỉ. Tôi sợ chồng, nếu anh biết tôi lo cho bố hơn con thì anh sẽ đánh.

Vì cuộc chiến với bệnh tật của con vẫn còn rất trường kỳ. Chồng muốn đưa bố tôi vào trại dưỡng lão. Ở đó bố có người chăm sóc, được ăn và được kiểm tra sức khỏe. Thời gian còn lại vợ chồng sẽ chăm con, ngày làm việc, tối buôn bán vỉa hè để đủ trang trải.

Tôi biết một khi chồng đã quyết sẽ không thể thay đổi được gì. Tôi không có người thân ở quê, mà mọi người cũng đều bận rộn với gia đình riêng, tôi có thể nhờ vả ai chăm sóc bố mình?

Chồng tôi không hoàn toàn vô lý. Sắp tới vợ chồng sẽ vắng nhà thường xuyên, để bố một mình thật nguy hiểm. Biết vậy nhưng tôi không ngăn được nước mắt và cảm giác tồi tệ vì mình là đứa con bất hiếu. Đưa bố vào đó khác gì vứt bỏ bố, rồi lúc nhớ con nhớ cháu, bố chịu sao được?

Chồng bảo chọn con hay chọn bố? Chọn con thì mau đưa bố vào trại, còn chọn bố thì cắp nón mà đi nhanh nhanh. Tôi không thể bỏ con, chỉ có thể báo hiếu bố bằng những giọt nước mắt hối lỗi.

Bố tôi vẫn chưa hay biết gì về quyết định đó. Ông vẫn ngoan và tự chơi một mình lúc ở nhà. Ông nói ông nhớ cháu, xin được vào viện thăm cháu, rồi ông lại khóc như một đứa trẻ. Chồng trợn mắt “rách việc” và lườm vợ ý nói tôi mau mau đưa ông đi.

Tôi đã cạn nước mắt và đã cùng đường. Có lẽ ngày mai, tôi sẽ mua cho bố một bát phở...

Chia sẻ