BÀI GỐC Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

(aFamily)- Có cách nào khéo léo và hiệu quả, mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giúp tôi. Chờ tin của mọi người.

34 Chia sẻ

"Bủn xỉn" như vợ tôi, chẳng chồng nào muốn đưa lương

,
Chia sẻ

(aFamily)- Vợ tôi biết vun vén, lo toan, không tiêu hoang phí song cô ấy lại hà tiện quá mức.

Gửi bạn Ngát

Mong muốn của bạn rất chính đáng và tôi ủng hộ bạn. Để chồng đưa lương cho vợ tự giác, không cằn nhằn thì ba bí quyết của Mr Hoàn Hảo đưa ra đáng để phụ nữ tham khảo.

Một người chồng biết nghĩ chẳng bao giờ từ chối đưa lương cho vợ trừ khi vợ mình có những lỗi lầm nào đó không thể sửa đổi khiến anh ấy mất lòng tin hoặc đơn giản làm anh ấy hậm hực chẳng hạn.

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy, vợ tôi là một ví dụ, cô ấy khiến tôi khó xử và bực bội khi quản lý tài chính trong nhà quá khắt khe.

Trước đây, tôi giao toàn bộ các khoản thu nhập của mình cho vợ, chỉ giữ lại một phần nho nhỏ để chi tiêu bản thân. Vợ tôi biết vun vén, lo toan, không tiêu hoang phí song cô ấy lại hà tiện quá mức. Sự keo kiệt của cô ấy với những mối quan hệ bên ngoài nhiều khi đã không chịu nổi huống hồ còn bủn xỉn với cả con cái của mình. Nghĩ có buồn không mọi người?

Tôi chẳng muốn kể xấu vợ nhưng nhiều khi nói cô ấy không chịu sửa đổi. Người ta sinh con ra, nuôi nấng, dạy dỗ đâu có tiếc con cái điều gì, chỉ mong nó khôn lớn thành người. Trừ mình không có điều kiện, phải chịu. Chứ có kinh tế thì không thể để con khổ, con đói. Đến vấn đề đơn giản vậy, vợ tôi cũng không làm tốt được.

Hai thằng bé nhà tôi mới học cấp 1 và cấp 2, đang tuổi ăn, tuổi lớn và hiếu động. Chúng cần dinh dưỡng để phát triển cơ thể cũng như có nhưng đòi hỏi được bằng lũ bạn. Ngoài những bộ đồng phục khi đến trường là bắt buộc, chúng còn có lúc đi học thêm, đi đá bóng, chơi thể thao. Không thể ép chúng cứ suốt ngày phải khoác trên mình một bộ đồng phục.
 
Ra sân bóng, bạn bè mặc quần áo cầu thủ, chúng cũng muốn có, đá bóng khát, phải có tiền uống nước. Đi bơi đói bụng, phải có tiền ăn để có sức bơi.
 
Tóm lại, đó là những mong muốn chấp nhận được của lũ trẻ. Nhưng vợ tôi thì không nghĩ vậy, cô ấy chẳng chịu sắm sửa quần áo cho lũ trẻ, cứ vin vào mấy bộ đồng phục chúng có. Trẻ con xin tiền, cô ấy bảo bé đã tiêu tiền, lớn hư. Vả lại, trẻ con không nên cầm tiền và cũng không cần biết tiêu tiền.

Không cho trẻ tiền ăn vặt ngoài đường, đáng ra vợ tôi phải mua về nhà cho chúng ăn. Đằng này, trong tủ lạnh chẳng bao giờ có hoa quả, gói bánh, cái kẹo, hộp sữa chua hay que kem…v.v. Nhìn bọn trẻ đi học về đói dài mà vẫn phải chờ mẹ nó về nấu cơm. Có hôm chúng nói con muốn ăn cái này, cái kia thì cũng phải chờ mẹ nó xét duyệt lên xuống.

Tôi có lần đi đón con, thằng lớn đi qua hàng cặp sách, ba lô quay lại bảo bố mua cho con cái cặp khác vì cái cặp cũ của nó bị sứt quai. Nó kêu bảo mẹ sợ mẹ mắng, không mua và bắt dùng tiếp. Tôi hứa sẽ mua cho nó nhưng để về lấy tiền đã, bố bỏ quên ví ở nhà.
 
Nói dối nó vậy thôi chứ tôi vẫn đem ví nhưng cuối tháng hết tiền, trong ví cũng chẳng đủ 500 nghìn để mua cái cặp ấy. Tôi vẫn thường đưa lương cho vợ hết và giữ lại một khoản nho nhỏ để tiêu như từng nói ở trên. Vì vậy, đến lúc này mới thấm thía.

Sau lần đó, tôi đã không đưa lương cho vợ mặc cô ấy kêu ca thậm chí hai vợ chồng to tiếng. Tôi cầm lương của mình, vợ tôi dồn hết cho tôi chi phí mọi thứ trong gia đình. Dẫu biết vợ quá đáng, tính tôi cả nể nên chấp nhận hết. Vất vả hơn đôi chút song được tự do, bọn trẻ con cũng đỡ khổ hơn, nhìn chúng được bằng bè bạn, tôi cảm thấy vui hơn. Chỉ riêng vợ tôi, vẫn hậm hực, tức tối. Mặc kệ cô ấy thôi, một thời gian nữa chắc cũng quen, tôi tự nhủ.

Tôi có muốn vậy đâu nhưng vì vợ hà tiện quá khiến mình phải thay đổi. Nói thì vợ không hiểu cho. Tôi chỉ mong chị em đừng như vợ tôi nhé.

                                                                                                                                                Hoàng Trọng Đại

Chia sẻ