Tại sao vai trò của bà ngoại lại vô cùng quan trọng với cháu, câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ

MKM,
Chia sẻ

Người ta thường nói "Cháu bà nội tội bà ngoại". Trên thực tế, bà ngoại là người rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ vì nhiều lý do, không chỉ ở khía cạnh tình cảm.

Bà ngoại có vai trò vô cùng đặc biệt trong quá trình chúng ta lớn lên, những kỷ niệm thời thơ ấu về bà ngoại tràn đầy niềm vui, cảm giác an toàn và thoải mái. Rất ít người trong chúng ta nghĩ đến sự khác biệt về cách mà bà nội và bà ngoại ảnh hưởng đến cháu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có một số điều còn đặc biệt hơn cả tình yêu thương mà chúng ta nhận được từ bà ngoại.

Về mặt tâm lý, cảm xúc

Từ quan điểm tình cảm, trong hầu hết các trường hợp, bà ngoại có liên quan nhiều hơn đến việc mang thai, sinh nở và nuôi dạy cháu của họ. 

Bà ngoại có mối liên hệ gần gũi hơn với các cháu của họ vì họ sinh ra những người mẹ, rồi người mẹ mới sinh ra các cháu. Trong nhiều gia đình, bà ngoại có xu hướng chịu trách nhiệm nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các cháu. Bà ngoại có nhiều khả năng giúp đỡ con mình sau khi sinh em bé, do đó có sự gắn kết sớm với cháu. Ông bà gắn kết sớm với cháu có nhiều khả năng sẽ được nhờ giữ trẻ sau này cũng như tham gia vào các hoạt động ở trường khi cháu bắt đầu đi học.

Một giả thuyết khác cho rằng ông bà ngoại luôn nghĩ con gái mình chỉ là "mẹ trẻ con" và chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự khích lệ ông bà trong việc chăm sóc cháu của họ. Về lâu dài nó có thể làm giảm sự tham gia của người thân đằng nội bao gồm cả bà nội vào việc chăm sóc cháu chắt. 

 Vai trò của ông bà ngoại nổi cộm hơn khi bố mẹ ly hôn. Mặc dù có những tiến bộ trong bình đẳng giới, nhưng chỉ có khoảng 1/6 người bố giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khi người mẹ giành được quyền nuôi con, ông bà ngoại thường tham gia cùng để lấp đầy những khoảng trống trong việc nuôi dạy trẻ và mang lại sự ổn định cho gia đình. Trong quá trình đó, họ có xu hướng trở nên gần gũi hơn với cháu của họ. Điều này cũng có thể xảy ra với ông bà nội khi người bố được quyền nuôi con, nhưng đó là một điều tương đối hiếm.

Tại sao vai trò của bà ngoại lại vô cùng quan trọng với cháu, câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ - Ảnh 1.

Bà ngoại có ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thơ của người cháu (Ảnh minh họa)

Về DNA, nhiễm sắc thể X

Không chỉ mối liên hệ tâm lý mới làm cho vai trò của bà ngoại rất quan trọng mà một số giả thuyết còn cho rằng bà nội và bà ngoại có những nét di truyền khác nhau cho cháu họ.

Một trong những lý thuyết cho rằng sự khác biệt về cách bà nội và bà ngoại được kết nối với cháu của họ có thể được giải thích qua kết nối nhiễm sắc thể X. Bà ngoại có 25% nhiễm sắc thể X liên quan đến cả cháu trai và cháu gái, trong khi bà nội chuyển một trong những nhiễm sắc thể X của họ cho cháu gái, chứ không phải cho cháu trai. Điều này làm cho bà nội truyền 50% nhiễm sắc thể X đến cháu gái và 0% nhiễm sắc thể X với cháu trai.

Các lý thuyết khác cho thấy vai trò độc đáo của bà ngoại

Theo lý thuyết của Alejandro Jodorowsky, một tiểu thuyết gia người Chile: bất kể cháu có mối quan hệ thân thiết với bà ngoại hay không thì cháu vẫn gắn bó với bà ngoại thông qua gen.

Theo đó, gen của chúng ta có thể "bỏ qua" một thế hệ và được truyền trực tiếp từ ông bà cho các cháu. Điều này có thể chứng minh bằng thực tế rằng một số người giống ông bà hơn là bố mẹ của họ. Jodorowsky tin rằng ngoài vật liệu sinh học, các bà mẹ truyền cảm xúc cho con gái - những người sau này tiếp tục truyền lại cho đời sau.

Có thể không có sự tương đồng về thể chất, nhưng đã có một số dấu hiệu ở cấp độ di truyền. Đôi khi sự di truyền này dễ dàng được nhìn thấy, chẳng hạn như một nốt ruồi, mắt hoặc dáng đi. Ngoài ra còn có các dấu hiệu bên trong, ví dụ như trong cấu trúc xương, cơ bắp hoặc có thể là một số bệnh di truyền nhất định.

Tại sao vai trò của bà ngoại lại vô cùng quan trọng với cháu, câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ - Ảnh 2.

Cháu chắt vẫn thấy gắn bó với bà ngoại hơn nhờ bộ gen (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, sự ảnh hưởng của bà ngoại đến cháu còn được lý giải thông qua đường máu. Khoa học giải thích rằng: Khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ, nó nhận được rất nhiều yếu tố sinh học từ người mẹ. Mặc dù cả bố mẹ đều đóng góp 50% yếu tố di truyền phôi để bào thai phát triển, nhưng bào thai phải nhận được sự nuôi dưỡng từ người mẹ. Có nghĩa là ngay cả khi sự tham gia của người bố đã kết thúc, người mẹ vẫn tiếp tục. Nếu theo DNA, người bà đã tham gia vào việc hình thành đứa cháu của mình theo một cách nào đó, thì những đặc điểm có thể được chuyển sang đứa trẻ. Tế bào trứng mà trẻ sinh ra mang gen từ bà ngoại. Tất cả các đứa trẻ cùng mẹ chắc chắn sẽ có cùng một yếu tố di truyền.

Theo nhà tiểu luận Jodorowsky, những cảm xúc mà người bà cảm nhận khi mang thai con gái đã được truyền lại cho người mẹ và có lẽ cho bất kỳ đứa cháu nào sau đó. Ảnh hưởng cảm xúc có thể vẫn hoạt động trong DNA, ngay cả khi nó bỏ qua một thế hệ.

Các tinh trùng của bố không có chứa thông tin này, vì vậy ông bà nội không có nhiều vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu di truyền cho thấy DNA của bố chiếm ưu thế hơn nhiều so với các đặc điểm di truyền.

Tại sao vai trò của bà ngoại lại vô cùng quan trọng với cháu, câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ - Ảnh 3.

Ông bà ngoại thường tích cực tham gia chăm con cùng người mẹ (Ảnh minh họa)

Những lý thuyết các nhà nghiên cứu khác cũng chia sẻ về vai trò đặc biệt của bà ngoại trong cuộc đời của một đứa trẻ. Tuy nhiên, mỗi người đều không giống nhau và chúng ta có các gia đình với các mối quan hệ khác nhau. Vì vậy, chúng ta hãy biết ơn và đánh giá cao tình yêu, sự quan tâm và sự chăm sóc của cả ông bà ngoại và ông bà nội dành cho mình, bất kể sự liên quan di truyền.

Nguồn: Brightside, Mom, Family

Chia sẻ