Tại sao tầng lớp bình dân Nhật Bản sống trong biệt thự, người giàu lại sống trong căn hộ?

Nhật Ánh,
Chia sẻ

Nếu quan sát kỹ một chút về xã hội Nhật Bản trên thực tế cũng như trong các bộ phim, bạn sẽ nhận ra một điều rằng, tầng lớp bình dân của Nhật thường sống trong các căn biệt thự đơn lập, người giàu có phần lớn sống ở chung cư.

Nếu như ở Việt Nam hay Trung Quốc, phần lớn những căn biệt thự trong thành phố đều thuộc sở hữu của những người giàu có, trong khi tầng lớp trung lưu thường sống ở căn hộ chung cư, trừ những khu chung cư cao cấp thuộc khu đất vàng. Một câu hỏi đặt ra, phải chăng diện tích, kích thước của một tòa nhà càng lớn, giá trị của căn nhà càng cao?

1

Do chính sách của nhà nước dẫn đến giá trị nhà và thói quen sinh sống khác nhau.

Khi còn nhỏ, bạn có thể đọc truyện Doraemon, Shin - cậu bé bút chì và nhận thấy bố mẹ của Nobita, Xuka, Shin... đều là tầng lớp bình dân. Họ thường sống trong các căn biệt thự vườn xinh xắn.

3

Tầng lớp bình dân thường sống trong các căn biệt thự đơn lập.

2

Những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản.

Ngược lại, khi xem các bộ phim truyền hình Nhật Bản, nhiều luật sư, bác sĩ, nhà văn hay những người có thu nhập cao thường sống trong các tòa nhà chung cư, dường như hoàn toàn đảo ngược với đất nước chúng ta.

4

Tòa nhà cao tầng thường thu hút giới thượng lưu, những người có thu nhập cao.

Trên thực tế, những ngôi nhà phố biệt lập mà chúng ta thường thấy được gọi là tòa nhà gia đình. Những ngôi nhà ấy vẫn có những điểm khác biệt so với các biệt thự sang trọng.

Câu trả lời có thể giải đáp khá đơn giản, đó là ở Việt Nam hay Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước, chi phí đất đai chiếm tỉ lệ lớn trong chi phí nhà ở. Chi phí xây dựng một biệt thự trên đất khá cao. Nếu bạn xây dựng trên một mảnh đất thành nhiều căn hộ thì các căn hộ ấy được bán với giá rẻ hơn. Do đó, biệt thự thường có giá cao hơn các căn hộ.

Tuy nhiên ở Nhật Bản, đất lại thuộc sở hữu tư nhân. Bạn mua một ngôi nhà, thậm chí là đất của bạn, bạn có quyền xây theo cách mà bạn muốn. Nếu bạn mua một mảnh đất giá rẻ, bạn có quyền xây ngôi nhà như biệt thự. Vì vậy ở Nhật Bản, người ở tầng lớp bình dân có thể vay một khoản để xây nhà và sống trong mảnh đất của mình.

8

Khu nhà đơn lập thường không gần với các dịch vụ y tế xã hội.

7

Giá trị nhà thường rẻ hơn.

6

Các căn hộ cao cấp có các khu tiện ích hiện đại.

Thường thì giá trị của một ngôi nhà hay căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, cũ hay mới, môi trường sống như thế nào, giống như một biệt thự ngoại ô có giá khác với một tòa nhà ở trung tâm thành phố.

Những ngôi nhà đơn lập của các nhân vật trong truyện tranh thường không được xây dựng trong các khu vực trung tâm thành phố. Loại nhà này được xây dựng theo kiểu truyền thống với cấu trúc gỗ và tương đối cũ. Việc bảo vệ và bảo trì thường tốn nhiều tiền, diện tích cũng không lớn lắm và thường cách xa ga tàu điện ngầm. Những ngôi nhà ấy còn không bị trả các loại phí quản lý, phí an ninh, có thông gió và chiếu sáng tốt.

9

Những khu chung cư cao tầng thường được ưu tiên ở các vị trí đẹp.

Còn ở Nhật, căn hộ thường có giá không hề rẻ. Căn hộ ở Tokyo thường có giá cao hơn một căn nhà đơn lập. Ngay cả với cùng một vị trí và cùng một mức giá, diện tích căn hộ nhỏ hơn so với diện tích xây dựng cũng có phí thuế cao hơn. Các căn hộ như trong phim truyền hình thường thuộc khu cao cấp. Bạn có thể đứng cạnh cửa sổ để nhìn cảnh thành phố về đêm cùng môi trường sống xung quanh rất tốt, có bệnh viện và trường học nên thường sẽ có giá cao hơn.

Tại sao những người giàu ở Nhật Bản thường sống ở các căn hộ. Một số lý do thường thấy là do tòa nhà tương đối mới, có an ninh tốt và sự an tâm, gần ga tàu điện ngầm, các cơ sở vật chất xung quanh đã hoàn tất, có các công ty quản lý chuyên nghiệp, hệ thống phòng chống thiên tai, chống động đất tốt hơn các ngôi nhà đơn lập.

11

Những tòa nhà cao tầng ở Nhật Bản.

10

Xung quanh có môi trường hoàn thiện, cơ sở vật chất tốt.

Tuy nhiên, vì những lý do trên, căn hộ phải trả phí quản lý, phí đỗ xe, các chi phí khác và vì vậy, những gia đình có điều kiện sẽ thường chọn lựa. Năm 2017, tỉ lệ hợp đồng trung bình cho căn hộ mới là 68,6% trong khi tỉ lệ hợp đồng trung bình cho nhà ở đơn lập là 44,5%.

15

Sự chênh lệch về giá cả tạo xu hướng lựa chọn nhà khác nhau.

Điều quan trọng hơn hết, giá trị cũng như quy định, lối sống của hai quốc gia là khác nhau đã tạo nên sự khác biệt như vậy. Những người sống trong các tòa nhà lớn cũng đôi khi muốn trải nghiệm cảm giác sống trong một ngôi nhà đơn lập và ngược lại.

Theo JB

Chia sẻ