Xoa bụng đúng cách: cắt nhanh cơn đau dạ dày

Ngọc Long,
Chia sẻ

Những khi cơn đau bụng "gõ cửa", chị Trang cố gắng dừng tạm công việc đang dở dang và ngồi tại chỗ tự xoa bụng khoảng 30 vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Chủ quan nhầm lẫn giữa bệnh tiêu hóa và dạ dày

Áp lực từ công việc khiến chị Nguyễn Trang (26 tuổi, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam) thường xuyên lâm vào trình trạng stress, mất ngủ trong thời gian dài. 

Trang chia sẻ, ban đầu chị có cảm giác chán ăn, đầy bụng, khó chịu, buồn nôn... Cũng bởi những triệu chứng không rõ rệt này thường rất khó phân biệt với các bệnh tiêu hóa khác nên chị có tâm lý chủ quan và bỏ qua.

Vì vậy mà chị Trang cũng không chú ý cải thiện chế độ ăn uống cũng như giảm căng thẳng trong công việc. Thậm chí có hôm chị còn làm việc tới 15 tiếng đồng hồ nên bệnh càng nặng thêm với những triệu chứng điển hình như các cơn đau nhói, co thắt vùng bụng. 

Khi liên tục phải “đón nhận” những cơn đau thắt dữ dội, chị Trang mới đi khám. Lúc này chị mới biết mình đã bị đau dạ dày. Bác sĩ giải thích rằng việc thường xuyên căng thẳng thần kinh như trường hợp của chị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về dạ dày. 

Và theo lời bác sĩ nói thì rất nhiều chị em dân văn phòng mắc phải tình trạng này. Khi thần kinh bị căng thẳng, áp lực sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày. 

Xoa bụng đúng cách: cắt nhanh cơn đau dạ dày 1
Từ khi áp dụng theo hàng loạt phương pháp, Trang thấy những cơn đau dạ dày giảm hẳn đi.

Từ khi biết mình bị bệnh dạ dày, bố mẹ và bản thân chị Trang đã tìm hiểu những phương cách để giữ gìn sức khỏe. Và chị cũng tự nghiệm ra rằng có những bí quyết nhỏ nhưng tác dụng rất lớn trong việc "điều trị" căn bệnh dạ dày của mình. 

Lên lịch ăn uống, sắp xếp công việc hợp lý

Hàng ngày,. chị Trang không quên uống một vài thìa nghệ mật ong. Chị chia sẻ: “Sau một thời gian lên lịch ăn uống và dùng nghệ mật ong, mình thấy đỡ hẳn”. 

Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ axit của dịch vị, nghệ còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

Một mẹo khác mà chị Trang thường áp dụng để hỗ trợ giảm đau đó là chườm nóng. Trang nói: "Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Nếu ở cơ quan, mình có thể lấy một cái vỏ chai nước cho nước nóng vào hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng. Nếu ở nhà thì cầu kỳ hơn, mình có thể làm gạo rang nóng rực cho vào túi chườm và chườm. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa được tốt hơn".
 
Một cách nữa mà chị áp dụng chính là… xoa bụng. Những khi cơn đau bụng "gõ cửa", chị Trang cố gắng dừng tạm công việc đang dở dang và ngồi tại chỗ tự xoa bụng khoảng 30 vòng ngược chiều kim đồng hồ. “Cách này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn. Lúc đó mình cố gắng thở sâu hơn. Nếu cơn đau dữ dội, mình thường dùng tay cái ấn mạnh vào điểm đau ở bụng, nếu thấy dễ chịu tiếp tục ấn đến khi giảm đau". 

Nguyên nhân mấu chốt gây ra các cơn đau dạ dày của chị Trang chính là sự căng thẳng do công việc mang lại, vì thế ngoài những cách "tẩm bổ", chăm sóc sức khỏe như trên, chị Trang còn lên một lịch làm việc cụ thể, sắp xếp từng đầu việc một cách khoa học để giảm tải thời gian làm việc, ngăn ngừa căng thẳng. Chị cũng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và đi du lịch để được thoải mái nhằm mục đích "chào tạm biệt" căn bệnh khó chịu này. 

Nếu bạn cũng muốn khỏe mạnh như chị Nguyễn Trang, hãy chọn cho mình một cách làm giảm đau dạ dày phù hợp nhé.

Nếu bạn có những bí quyết chăm sóc sức khỏe hay, vừa đơn giản vừa hiệu quả, bạn có thể chia sẻ với các chị em bằng cách gửi mail trực tiếp vào hòm thư của chuyên mục Sức khỏe: suckhoe@afamily.vn




Khi thức ăn dễ bị ôi thiu, nhiễm bẩn, không hợp vệ sinh... thì những rắc rối gây ra với dạ dày càng tăng.

Xoa bụng đúng cách: cắt nhanh cơn đau dạ dày 2
Chia sẻ