Vì sao chưa sinh con mà vẫn bị sa âm đạo?

H. N - Theo Netdoc,
Chia sẻ

Tôi gặp trục trặc với việc đi tiểu, không giữ được nước tiểu, lúc nào cũng muốn đi “giải quyết”. Tôi đi khám thì được kết luận là bị sa âm đạo cho dù tôi chưa hề sinh con.

Các bác sĩ khuyên tôi nên làm phẫu thuật nếu muốn có con sau này. Như tôi được biết thì hiện tượng sa thành âm đạo chỉ xảy ra ở những phụ nữ có tuổi hoặc chị em đã từng sinh con chứ không thể nào lại xảy ra với tôi, vì tôi chưa hề sinh con lần nào. Xin hỏi tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi, và tôi phải làm sao bây giờ? (star@...)

Trả lời:

Hiện tượng không thể kiểm soát bàng quang không phải là hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hậu quả gây ra bệnh tật, hiện tượng này còn khiến người mắc phải bị suy nhược cơ thể, dẫn đến mất hết tự tin, cô lập và thậm chí là trầm cảm.

Nguyên nhân khiến một người không kiểm soát được bàng quang của mình (tức là không giữ được nước tiểu mà đi tiểu liên tục) có thể là do bị tăng áp lực trong bàng quang, ví dụ như ho, hắt hơi và cười… hoặc cũng có thể là do sự thôi thúc của bàng quang khi nước tiểu quá đầy cần được “giải phóng”.
 
 
Riêng với nữ giới, vấn đề này xảy ra có thể là do mất sự hỗ trợ cơ bắp bình thường đối với bàng quang và sàn của khung xương chậu. Đây là những thay đổi xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh con. Tuy nhiên, cũng có thể là một hệ quả tự nhiên là do lão hóa.

Bất kỳ tình trạng nào gây kích thích hoặc gây áp lực bên ngoài vào bàng quang cần phải được loại trừ. Một số người có cơ bắp hoạt động quá mức khiến cho bàng quang bị co thắt gây áp lực đòi hỏi đào thải nước tiểu ra ngoài.

Nếu đã được bác sĩ chỉ định là bị sa thành âm đạo thì có thể bạn cần được nghiên cứu đánh giá nghĩa là bạn Là một phần của quá trình đánh giá tình trạng này, bạn có thể trải qua nghiên cứu niệu động học (urodynamic studies) để đo áp lực trong bàng quang của bạn và kiểm tra xem bàng quang phản ứng thế nào khi nó được “làm đầy” một cách bình thường.

Bệnh sa âm đạo có thể là do di truyền hoặc cũng có thể do điều kiện dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.  Theo tuổi tác, sự bài tiết oestrogen giảm, mô âm đạo mỏng đi, sự bài tiết chất nhờn cũng giảm và dẫn đến sự kém giãn nở của âm đạo. Hoạt động tình dục và sinh đẻ cũng ảnh hưởng đến trương lực cơ của cơ quan sinh dục, dẫn đến sa thành âm đạo.

Bài tập Kegel (các bài tập sàn chậu) có thể hữu ích cho bạn, giúp cải thiện triệu chứng của bạn và tránh phẫu thuật.
Chia sẻ