Tìm hiểu về vết rạn da ở phụ nữ mang thai

,
Chia sẻ

60-80% phụ nữ mang thai bị rạn da. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng chúng làm giảm sự tự tin của họ.

Một trong những thay đổi của cơ thể khi mang thai là sự xuất hiện của những vết rạn. Ngoài bụng, hông, đùi, nhiều người còn bị rạn cả ở cổ, mặt.

Nếu lo lắng về hiện tượng này, bạn sẽ không thể bỏ qua những thông tin sau.

1. Rạn ra là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Chúng thường xảy ra ở những vùng da yếu, mỏng và nhạy cảm trên cơ thể như bụng, đùi, bẹn, hông, ngực, mông, đầu gối, bắp chân, thắt lưng, mặt, cổ...

2. Ban đầu da xuất hiện những vệt đỏ, đỏ tím như tia máu kèm theo hơi ngứa. Về sau, vết rạn chuyển sang màu trắng, tạo thành những rạch lõm rõ rệt trên da.
Một trong những thay đổi của cơ thể khi mang thai là sự xuất hiện của những vết rạn

3. Mức độ rạn, nứt ra phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ tư trở đi bắt đầu xuất hiện vết rạn nhưng thường là đến tháng thứ sáu, bảy, vết rạn mới xuất hiện nhiều.

4. Các nguyên nhân gây ra rạn da:

- Sự phát triển của thai cùng sự tăng cân của mẹ khiến da bị giãn, độ đàn hồi kém làm lớp da bên dưới bị nứt.

- Khi mang thai, nhiều phụ nữ kiêng cứ quá mức nên ít vận động, khiến máu khó lưu thông. Da thiếu máu dẫn đến tình trạng rạn, nứt.

- Yếu tố di truyền: Nếu mẹ rạn da khi mang thai, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị tương tự.

- Do cơ địa của từng người: Một số người dù chưa từng mang thai cũng có thể bị rạn da. Do đó, khi mang thai, tình trạng rạn da ở họ nhiều hơn người bình thường.

Sau một thời gian, những vết rạn trên da không mất hoàn toàn nhưng sẽ giảm bớt. Ở những lần sinh con sau, trên da thai phụ sẽ xuất hiện thêm những vết rạn mới.

5. Không phải chỉ đến khi mang thai bạn mới cần chú ý đến việc ngăn ngừa vết rạn. Việc này cần tiến hành hàng ngày bằng một chế độ ăn uống hợp lý.

Những thực phẩm giàu vitamin C, E, kẽm, như trái cây, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc... giúp tăng cường độ đàn hồi của da. Bạn cũng nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ngày.

6. Tăng cân quá mức khiến tình trạng rạn da thêm nghiêm trọng. Do đó, thai phụ cần kiểm soát chặt chẽ sự tăng cân của mình.

Suốt thai kỳ, người mẹ chỉ nên tăng trung bình 10-12kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 4-5 kg và ba tháng cuối tăng 5-6 kg.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của thai phụ chỉ nên giới hạn ở 2.550kcal, nhiều hơn trước khi mang thai 350kcal.

7. Độ tuổi của vết nứt trên da quyết định sự thành công của các phương pháp điều trị. Bạn có thể điều trị rạn da bằng laser C02, laser xung màu, hoặc IPL, tia laser VBEAM hay tia Fraxel Laser.

Tia laser với bước sóng phù hợp sẽ xuyên thấu từ lớp thượng bì tới lớp bì, giúp khôi phục tình trạng teo và nhăn của lớp thượng bì, kích thích sự hình thành các mô sợi liên kết và sợi đàn hồi trong lớp bì. Nhờ vậy da căng chắc hơn.

Theo TTGĐ

Chia sẻ