Tìm hiểu nguyên nhân tật mơ nói

Tr. Thu,
Chia sẻ

Mơ nói là hiện tượng gặp ở nhiều người. Có người nói ít, có người nói nhiều... Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

"Anh chỉ yêu mình em"
 
Đang ngủ, chị Thanh giật bắn người khi nghe tiếng chồng nằm bên cạnh oang oang: "Anh chỉ yêu mình em thôi" và lẩm bẩm một tràng dài đằng sau. Ngạc nhiên vì thấy anh vẫn ngủ mà nói không ngừng, chị Thanh hỏi thêm vài câu nhưng không thấy chồng trả lời nữa.
 
Do mới cưới nên chị Thanh thấy ngạc nhiên vì chồng mình có tật mơ nói nhưng còn chị Thái thì không còn lạ gì với tật này của chồng mình. 5 năm về sống với nhau, chị cũng đã nghe chồng nói rất nhiều chuyện, vui vẻ có, sợ hãi có...
 
Có đêm, đang nằm xem tivi, chồng chị Thái ngủ bên cạnh bỗng hét to tướng: "Giết nó cho tôi" rồi cười khành khạch. Sợ hết hồn, chị lay lay hỏi anh giết ai thì anh lại trả lời trong mơ: "Đang thịt chó thì phải giết chó chứ giết ai"...
 
Mơ nói - tự nhiên hay là bệnh?
 
Ngủ mơ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh. Trong giấc ngủ, cơ thể bạn có thể có những biến đổi như nhịp thở nhanh lên, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, giãn cơ... Khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng… vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ mới xuất hiện, có người khi mơ nói ra thành tiếng, gọi là mơ nói.
 
Tìm hiểu nguyên nhân tật mơ nói
 
Mơ nói, còn gọi là somniloquy, một rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện khi đang ngủ nhưng lại không nhận thức được mình đang nói chuyện. Người mơ nói thường nói những câu không đầy đủ, lộn xộn, sai ngữ pháp hoặc thậm chí có khi còn lầm bầm.
 
Tật này ở từng người cũng khác nhau, có người khi được hỏi sẽ nói tiếp, có người chỉ nói một câu rồi thôi... Điều này tùy thuộc vào sự thay đổi sinh lý và tâm lý.
 
Chưa thấy tài liệu nào khẳng định mơ nói là một dạng bệnh lý tâm thần, tuy nhiên tật này có thể gây nên những bất tiện, như làm mất giấc ngủ của người khác hoặc nói điều gì đó không hay.
 
Để khắc phục, những người có tật mơ nói cần làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tăng cường luyện tập và có chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao sức khỏe, bảo đảm giấc ngủ, tránh những căng thẳng không mong muốn. Khi các biện pháp này không hiệu quả, gặp bác sỹ tâm lý để có lời khuyên và biện pháp chữa trị hiệu quả.
 
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tật mơ nói:
 
- Sốt
- Trầm cảm
- Căng thẳng
- Di truyền
- Thiếu ngủ
- Do uống một số loại thuốc
- Uống rượu
...
 
Những điều chưa biết về mơ nói
 
- Người mơ nói thường không biết rằng mình đã nói ra thành tiếng.
- Mơ nói thường gặp ở trẻ em, 50% trẻ em có xu hướng mơ nói, tỉ lệ này ở người lớn là 5%.
- Nam giới có tật mơ nói cao hơn nữ giới.
- Ngôn ngữ và lời nói thay đổi khi một người mơ nói.
- Các cuộc trò chuyện có thể không có ý nghĩa hoặc có liên quan đến những vấn đề trong quá khứ.
 
Mơ nói có thể có liên quan tới những nỗi sợ hãi khi ngủ, do rối loạn các kích thích, chứng ngưng thở, rối loạn hành vi giấc ngủ, rối loạn tâm thần và động kinh ban đêm...
 
Người mơ nói có thể cần sự giúp đỡ về tâm thần tùy thuộc vào nguyên nhân. Tránh uống rượu và một số loại thuốc nếu chúng là nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ của bạn. Và việc điều trị mơ nói sẽ mất nhiều thời gian chứ không phải một sớm một chiều.
 

Tìm hiểu nguyên nhân tật mơ nói
 
Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia tư vấn của:

- Bác sỹ Lê Thị Kim Dung - Phó Giám đốc viện sức khỏe Sinh sản RAFH, phụ trách khoa sản Trung tâm Y tế Thái Hà.

- Nhà tâm lý Đinh Đoàn - nhà tâm lý nổi tiếng trên chuyên mục “Cửa sổ tình yêu” của đài tiếng nói Việt Nam.

- Chuyên viên tư vấn Mai Anh - Công ty đầu tư và phát triển con người Nhật Minh – tổng đài tư vấn Ánh Dương.

Để được các chuyên gia tư vấn, ngay từ bây giờ bạn có thể gửi mail đến địa chỉ: giaoluutructuyen@afamily

Chia sẻ