Sử dụng nước tinh khiết lâu dài dẫn tới bệnh thiếu vi chất

,
Chia sẻ

Hiện nay tại khu vực thành thị, người dân dùng nước tinh khiết để uống thay cho nước lọc đun sôi. Tuy nhiên việc sử dụng nước tinh khiết không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Nước tinh khiết không phải là nước khoáng

Theo Tổ chức Nông lương Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới thì nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải chứa một lượng muối khoáng hòa tan nhất định ở một tỷ lệ có lợi cho cơ thể. Nước phải được lấy trực tiếp từ nguồn tự nhiên (bằng giếng khoan hoặc từ mạch nước ngầm) và phải được đóng chai tại nguồn.

Nước tinh khiết là nước không có bất kỳ một chất nào khác, dù có lợi hay có hại cho cơ thể, vì nước tinh khiết phải chưng cất nhiều lần trước khi sử dụng. Thực tế cho thấy, nhiều quy trình sản xuất nước tinh khiết hiện nay rất đơn giản, nguồn nước được lấy từ giếng khoan hay nước máy rồi cho vào thiết bị lọc tạp chất và khử mùi vị, sau đó chưng cất và đóng chai.

 
Uống nước đun sôi tốt hơn nước tinh khiết.


Sử dụng nước tinh khiết lâu dài dẫn tới bệnh thiếu vi chất

PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, khuyên không nên lạm dụng nước tinh khiết trong sinh hoạt hàng ngày. Thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng, các khoáng chất được bổ sung vào cơ thể bằng đường nước uống. Mỗi ngày, một người bình thường có thể uống 2-4 lít nước, đảm bảo cung cấp đủ một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những khoáng chất này có trong thành phần nước bình thường nhưng lại không có trong nước tinh khiết.

 

Do đó, việc dùng hoàn toàn hoặc phần lớn nước tinh khiết liên tục một thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu một số khoáng chất cần thiết, có thể bị mắc các bệnh thiếu vi chất. Bệnh thiếu vi chất có thể kể tới như thiếu chất côban, cơ thể không sản sinh được vitamin B12, thiếu một số chất khác sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tạo ra vitamin B1; thiếu kẽm, manhê... dẫn đến các bệnh như ngất xỉu, tê dại chân tay, ngứa ngáy...

 

PGS.TS. Trần Hồng Côn (Ảnh: TT)

 

Bệnh thiếu vi chất buộc ta phải bổ sung bằng các thực phẩm khác hoặc sử dụng nước khoáng để bổ sung sẽ rất tốn kém. Nước khoáng trị bệnh khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ, bởi nếu uống không đúng cách còn có thể gây bệnh. Ví dụ người bị sỏi thận canxi không nên uống nhiều nước khoáng có canxi. 

 

Trong dịp hè, việc hoạt động thể chất khiến cơ thể hay mất nước, các chất khoáng cũng theo đường mồ hôi tiết ra. Nếu ta sử dụng nước tinh khiết để uống có thể sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi hơn thậm chí là ngất xỉu. Vì khi uống nước tinh khiết, cơ thể không được bù đắp chất khoáng đã mất mà phải tiết thêm năng lượng để chung hòa lượng nước tinh khiết mới nhận được.

 

Sử dụng nước tinh khiết không phải là lựa chọn tiết kiệm

 

Các bà nội trợ sử dụng nước tinh khiết để thay thế hoàn toàn cho nước uống vì sự tiện dụng, nhưng đây không phải là lựa chọn tiết kiệm vì không cần thiết vì quá đắt mà hiệu quả không hơn gì nước đun sôi để nguội. Giá nước đóng chai trên thị trường còn khá cao. Lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng, nhiều nhà sản xuất đã bán ngang với giá của nước khoáng thiên nhiên, trong khi chi phí sản xuất và quy mô của nước uống đóng chai thấp hơn rất nhiều.

 

Bên cạnh đó, dù thiết bị có hiện đại đến đâu nhưng nếu khâu thanh trùng và đóng chai làm cẩu thả thì nước vẫn bị nhiễm bẩn. Thiết bị công nghệ RO (màng lọc thẩm thấu ngược) đạt tiêu chuẩn để sản xuất nước uống đóng chai phải nhập với giá thành cao (khoảng 1 tỷ đồng).


Các cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhỏ lẻ không đủ kinh phí đầu tư nên họ lọc bằng than hay sỏi rồi đưa qua hệ thống máy UV (loại máy dùng tia cựa tím tạo ozone khử trùng) rồi đóng chai đem bán. Nhưng lọc như vậy mới chỉ có tác dụng tiệt trùng, không giảm bớt các chất dư thừa có hại trong nước, ví dụ như asen, amoni, mangan...

Do vậy TS. Trần Hồng cho rằng, cách tốt nhất là dùng nước máy đựng vào vật chứa đậy kín để lắng cặn rồi mới đun sôi để uống. Trong trường hợp nước máy không đảm bảo được yêu cầu về khoáng chất, tốt nhất người dân cần tìm hiểu và có biện pháp xử lý phù hợp như mua các máy có bán trên thị trường.

K.H  

Chia sẻ