Phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo - bệnh thường gặp ở dân văn phòng

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Bệnh ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chíp hẹp bao gân. Bệnh thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều như dân văn phòng.

Một số trường hợp gân gấp vị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là bệnh ngón tay lò xo.

Gây cản trở trong công việc

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, BV Quốc tế Pháp Việt, ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân gấp của các ngón tay gây hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ khiến di động của gân gấp qua vùng ngón ta bị cản trở. Do vậy, mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay đối với bệnh nhân trở nên rất khó khăn, nhất là vào buổi sáng. Ở tình trạng bệnh nặng hơn, khi gập duỗi ngón tay, bệnh nhân cảm nhận được âm thanh “lụp cụp, lụp cụp” của các khớp ngón tay khi gập duỗi. Khi nắm tay lại, bệnh nhân có cảm giác đau cứng ở các khớp ngón tay và khó duỗi ra, nhiều người phải cố gắng mới bật được ngón tay hoặc phải dùng tay bên lành kéo ra.

Bình thường, các gân gấp ngón tay từ bàn tay đi vào ngón thường phải chui qua các dây chằng chéo và dây chằng xơ để cố định đường đi. Bệnh ngón tay lò xo xảy ra khi các dây chằng, dây xơ này bị viêm, co thắt hoặc nhất là gân gấp bị viêm, nổi cục thì sự di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở, mỗi lần gấp và duỗi ngón tay thấy rất khó mà phải cố gắng mới bật ra được như lò xo.

Bệnh ngón tay lò xo tuy không nguy hiểm nhưng sẽ hạn chế hoạt động của bàn tay, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, chất lượng cuộc sống. Bệnh thường gặp ở người hơn 45 tuổi, vận động cổ bàn tay nhiều, do lực chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đó nữ giới gặp nhiều hơn nam. Những biểu hiện thường thấy của bệnh này là đau ở nếp gấp xa của mặt lòng bàn tay, đau nhiều khi nắm các ngón tay lại, nhất là vào buổi sáng, nặng hơn sẽ thấy ngón tay kẹt lại khi nắm vào và không duỗi ra được, phải dùng tay khác kéo ra, có thể sờ thấy nốt chai ở ngay vị trí đau.

bệnh ngón tay lò xo
Bệnh ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chíp hẹp bao gân. Ảnh minh họa

Phòng tránh mắc bệnh ngón tay lò xo

Theo bác sĩ Xuân Anh, ngón tay lò xo là bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Bệnh mang tính đặc thù nghề nghiệp, thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều (đánh máy, chơi golf, chơi tenis..). Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout…cũng thường đi kèm căn bệnh này.

Do đó, để phòng bệnh, chúng ta không nên lặp lại nhiều lần 1 động tác của bàn tay. Với những người làm công việc phải thường xuyên vận động ngón tay, nên có bài tập giúp các ngón tay thư giãn. Có thể áp dụng bài tập lăn 3 viên bi trên một bàn tay, thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho các ngón tay để tay được thư giãn.

Để phát hiện ra bệnh ngón tay lò xo khi người bệnh cảm thấy ngón tay hơi cứng khó gập, và nghe tiếng “lụp cụp” khi tay duỗi thẳng. Tại nơi nghe âm thanh đó, bạn có thể sờ thấy khối sưng ở khớp.

 Khi nắm tay lại, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo ra khi ngón tay đó bị kẹt. Đôi khi, ngón tay có thể dính chắc mà không thể duỗi ra được.

Thông thường ngón tay lò xo diễn ra đối với những ngón tay hay vận động hơn, chẳng hạn như ngón cái, ngón trỏ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều ngón tay và có thể xảy ra trên hai bàn ta

Phương pháp điều trị bệnh

Theo Bs Xuân Anh với bệnh ngón tay lò xo, phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh. Ở giai đoạn điều trị sớm, bệnh nhân có thể ngâm tay vào nước muối ấm trong khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 2 lần. Khi ngâm, bệnh nhân vừa day nhẹ, làm cho máu lưu thông tốt, bao gân mềm mại, ngón tay linh hoạt trở lại.

Ở giai đoạn điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể phối hợp nhiều phương pháp như uống thuốc kháng viêm, giảm đau kết hợp vật lý trị, ngâm tay nước muối ấm liệu để làm tan chỗ bao gân bị viêm. Trong trường hợp trị viêm không hết, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm cortisol trực tiếp vào vị trí viêm. Tuy nhiên, với phương pháp này, bệnh nhân chỉ có thể thực hiện 1-2 lần/ năm. Vì tiêm cortisol thường gây teo da ở vị trí tiêm.

Nếu các phương pháp điều trị nội khoa trên vẫn không đáp ứng, bệnh nhân có thể phải làm phẫu thuật, tách dây chằng dọc bao gân để gân có thể lưu thông rộng rãi. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên các bệnh nhân bị bệnh này tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trị viêm khớp, đắp các loại thuốc lá. Mọi cách điều trị không khoa học đều khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi có biểu hiện bệnh, bệnh nhân nên đến các chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và chọn phương pháp điều trị phù hợp”, bác sĩ Xuân Anh khuyên. 
Chia sẻ