Phòng bệnh tả trong mùa hè

Theo Dantri,
Chia sẻ

Bệnh tả có thể điều trị hữu hiệu bằng cách bù nước và điện giải cùng các kháng sinh thông dụng.

Để chủ động phòng bệnh tả - một trong những loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa hè như tiêu chảy, sốt virus, sốt xuất huyết, bạn có thể làm theo một số biện pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây.
 
Ăn uống ở những khu vực điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ nhiễm tả.
 
Bệnh tả là một bệnh tiêu chảy cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio cholerae. Biểu hiện nặng nhất của bệnh là tiêu chảy cấp tính, có thể dẫn đến tử vong do mất nước nặng và suy thận, nó có thể làm người lớn khỏe mạnh tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.
 
Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc phân - miệng hoặc thông qua nước uống, thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Thời kỳ ủ bệnh (từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi có biểu hiện) rất ngắn - 2 giờ đến 5 ngày.  
 
Bệnh có thể lan tràn do khoảng 75% số người bị nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng nhưng mầm bệnh ở trong phân của họ kéo dài tới 7-14 ngày và được thải ra ngoài môi trường.
 
Nắng nóng mùa hè là nguy cơ bùng phát nhiều loại bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, sốt virus, sốt xuất huyết. Số bệnh nhân tiêu chảy cấp ở Việt Nam mỗi năm lên đến 70.000-80.000 ca. Đọc đến đây, bạn đừng hốt hoảng, bệnh tả có thể điều trị hữu hiệu bằng cách bù nước và điện giải cùng các kháng sinh thông dụng. Nhưng cách tốt nhất là hãy tự phòng bệnh bằng những biện pháp đơn giản và hiệu quả như sau: 
 
- Ăn thức ăn nấu chín kỹ, uống nước tiệt trùng hoặc đun sôi, rửa tay sau khi đi vệ sinh và rửa tay trước khi ăn (có rất nhiều người quên rửa tay và rất có thể bạn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ!).  
 
- Phòng bệnh bằng vắc xin tả theo đường uống, 2 liều cách nhau 10-15 ngày.
Chia sẻ