Phẫu thuật cắt trĩ không đau bằng phương pháp longo

Saga,
Chia sẻ

Ngồi nhiều, đứng lâu khiến dân công sở có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ làm giảm chất lượng cuộc sống. Bằng phương pháp cắt trĩ không đau (phương pháp Longo) giúp hồi phục nhanh sau 1-2 ngày và ít tổn thương, bệnh nhân có thể yên tâm thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ.

2 ngày ra viện, đi lại bình thường

Chị Hoàng Vân (32 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec do đau vùng hậu môn và đại tiện ra máu. Được xác định mắc bệnh trĩ, chị Vân được bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Như bao bệnh nhân trĩ khác, chị Vân rất lo sau mổ sẽ đau và khó chịu. Tuy nhiên, bác sĩ Vinh tư vấn chị Vân dùng phương pháp cắt trĩ không đau – tức phương pháp Longo, thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội độ II, III, IV.

Phương pháp cắt trĩ không đau giúp người bệnh giảm đau sau hậu phẫu và nhanh hồi phục sức khỏe.

So với phương pháp phẫu thuật cắt trĩ trực tiếp truyền thống (khiến bệnh nhân thường rất đau bởi vùng can thiệp là nơi tập trung nhiều đầu mút của dây thần kinh, cắt trĩ trực tiếp làm mất lớp đệm hậu môn, khiến bệnh nhân mất nhiều máu và có thể bị nhiều biến chứng nặng nề) thì phương pháp Longo – cắt trĩ không đau đang được Vinmec áp dụng – là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có ưu điểm vượt trội.

Với phương pháp cắt trĩ không đau Longo, vết mổ được thực hiện phía trên đường lược (nơi có rất ít các cơ quan cảm thụ cảm giác) và sử dụng máy khâu cắt nối cắt khoanh niêm mạc. Từ đó, giảm lượng cấp máu đến búi trĩ, ít gây đau đớn, tác dụng phụ, bảo tồn được lớp đệm hậu môn cho người bệnh.

Được áp dụng phương pháp này, chỉ 2 ngày sau phẫu thuật Longo, chị Vân đã có thể ra viện, sớm trở lại với sinh hoạt, đi làm bình thường và không gặp những bất tiện như hình dung ban đầu.

Hiện nay, phẫu thuật Longo là phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 20-30 phút, ít biến chứng, bệnh nhân được ra viện nhanh là những ưu điểm khiến phương pháp này được Vinmec áp dụng thường quy và đã điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp.

Điều trị sớm, hiệu quả cao

Theo bác sĩ Vinh, ở nước ngoài, khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc trĩ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của Hội hậu môn trực tràng, tỉ lệ người dân mắc căn bệnh khó nói này cũng khoảng 35-50% (nữ mắc nhiều hơn nam). Bệnh nhân trĩ gặp nhiều ở các thành phố công nghiệp, thường làm những công việc đòi hỏi phải đứng lâu, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, lái xe, giáo viên, thợ may, …).

Chị Hoàng Vân là bệnh nhân trĩ điển hình do thường xuyên phải ngồi nhiều như vậy. Chị cho biết: “Tôi hay làm với máy tính, ít vận động, lại lười uống nước. Khi mắc trĩ rồi, tôi rất ngại nên không đi khám ngay. Đến khi hậu môn sưng đau nhiều, không chịu nổi mới đi khám, hóa ra bệnh đã nặng”.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm

Tâm lý của chị Vân khi mắc bệnh trĩ cũng là tâm lý phổ biến. Do bệnh ở vùng kín nên người mắc thường có tâm lý giấu bệnh, tự tìm mua thuốc, sử dụng bài thuốc dân gian hoặc chọn phương pháp điều trị không phù hợp, từ đó dẫn đến những hậu quả xấu hơn. Khi đến khám bác sĩ đúng chuyên khoa thì tình trạng bệnh đã tăng lên trĩ độ 3-4 , trĩ hỗn hợp hoặc có thêm các thương tổn khác.

“Các phương pháp ít xâm lấn lúc này không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn dẫn đến mất máu và đau hơn. Do đó, thời gian điều trị thường kéo dài, tốn kém, mà lại dễ tái phát” – bác sỹ Vinh cho biết.

Dấu hiệu và những yếu tố thuận lợi dẫn đến mắc bệnh trĩ:

- Đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, gia đình tiền sử có người mắc trĩ.

- Bị táo bón kinh niên, đại tiện ra máu, thường xuyên phải rặn gắng sức. Có khối lồi hoặc ngứa ngáy ở hậu môn.

- Mắc rối loạn chức năng ruột, có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

- Thai phụ mang thai to, sinh con trên 4kg, đẻ trên 3 con.

- Người già với triệu chứng giãn các dây chằng vùng hậu môn.

Cách đề phòng bệnh trĩ:

- Giữ thói quen ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu, trà đặc, muối, ớt, hạt tiêu, ..). Ăn nhiều rau củ quả nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hóa (diếp cá, rau lang, mồng tơi, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, thanh long, bơ, chuối, …)

- Nên duy trì tập thể thao, vận động hàng ngày. Cần xen kẽ đi lại khi phải ngồi làm việc lâu. Rèn thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.

- Với người đã điều trị bệnh trĩ, nên tái khám 1 lần/năm.

Chia sẻ