Nước tiểu đục: nỗi lo lắng của các bà bầu

T. Liên,
Chia sẻ

Nước tiểu đục có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi nghiêm trọng trong kì mang thai liên quan đến sức khoẻ và an toàn của mẹ và em bé.

Thời kì mang thai là một trong những thay đổi lớn trong cuộc sống một người phụ nữ, cả về thể chất, tình cảm, thay đổi hormone và thậm chí tâm thần với một tốc độ nhanh chóng. Với mỗi thay đổi dù lớn dù nhỏ, thế nào chị em cũng có những cậu hỏi: liệu những thay đổi này có phải là bình thường?

Nước tiểu đục trong khi mang thai là một trong những thay đổi phổ biến dễ gặp phải và chị em khi mới phát hiện thay đổi này có thể sẽ cảm thấy lo ngại. Nước tiểu đục có thể là hoàn toàn bình thường đối với nhiều phụ nữ, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi nghiêm trọng đang diễn ra liên quan đến sức khoẻ và an toàn của người mẹ và em bé, cần được kiểm tra và giải quyết kịp thời.


Nguyên nhân của nước tiểu đục trong những tháng mang thai

Bình thường, nước tiểu đục có thể do những nguyên nhân sau:

• Nội tiết thay đổi
• Chế độ ăn uống thay đổi
• Phản ứng dị ứng
• Bệnh tình dục
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
• Thừa Protein

Còn trong khi mang thai, nước tiểu đục có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố và cũng có thể hoàn toàn do tự nhiên.

- Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho nước tiểu đục trong khi mang thai, vì lúc này mức estrogen và hormone khác có liên quan trong kì mang thai có thể tự cân bằng.

- Một nguyên nhân phổ biến khác có thể kể đến nữa là do chế độ ăn uống. Trong thời gian mang thai, một số loại thực phẩm đặc biệt là sữa có thể có ảnh hưởng xấu trong cơ thể, do nó tạo ra một lượng nhỏ các phản ứng dị ứng hoặc do hóa chất dẫn đến kết quả là nước tiểu đục. Nhưng theo kinh nghiệm thì nếu thấy nước tiểu đục quá hai ngày, chị em nên đi khám bác sĩ sớm vì rất có thể đây là  một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn.

- Nước tiểu đục cũng có thể do protein, được gọi là protein niệu và có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nước tiểu với một lượng dư protein thường có bọt cũng như gợn đục, và nếu sau 1-2 ngày không hết thì hãy đi khám kịp thời.

- Nguyên nhân cuối cùng của nước tiểu đục trong thời kỳ mang thai là do bệnh. Các bệnh lây qua đường tình dục trong thời kỳ mang thai có thể rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé và có thể biểu hiện ra ngoài với triệu chứng đi tiểu đau và nước tiểu đục. Nếu thấy có cả hai triệu chứng này cùng lúc, các mẹ chớ có coi thường mà phải tới phòng khám ngay để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.


Đi tiểu nóng rát và nước tiểu đục cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu không chữa trị, bệnh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến thận và bàng quang.

Ứng phó khi nước tiểu chuyển sang đục trong kì mang thai

Ngay khi sản phụ thấy màu nước tiểu của mình không bình thường, cụ thể là chuyển sang đục thì chị em nên xem xét các nguyên nhân có thể có. Cả chị em và "đối tác" tình dục của chị em cần được xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chị em cũng cân nhắc xem mình có uống quá nhiều sữa hoặc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm gây dị ứng khác mà có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Sau khi xem xét các nguyên nhân có thể xảy ra, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống hoặc thay đổi các kiểu tập thể dục. Nếu nước tiểu có màu đục đục kéo dài trong vài ngày thì cần đi khám ngay. Hầu hết các xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được hoàn thành nhanh chóng và được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh lây qua đường tình dục có thể mất nhiều thời gian để kiểm tra, nhưng nhiều người cũng có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị một cách thích hợp để tránh gây hại cho thai nhi.
Chia sẻ