Nước cốt dừa vượt quá 250% hàm lượng béo cho phép

,
Chia sẻ

Công bố mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, cứ mỗi chén nước cốt dừa cung cấp đến 550 calories, với hàm lượng chất béo no vượt 250% giới hạn cho phép đưa vào cơ thể hàng ngày.

Đặc biệt nguy hiểm hơn khi một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nước cốt dừa như một sản phẩm mới thay thế cho sữa và cho rằng đó là cách giúp họ giảm cân.

MCFAs là loại chất béo no có trong nước cốt dừa. Trong khi LCFAs (các acid béo chuỗi dài), được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Cách đây vài thập kỷ, nhiều nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, MCFAs nhanh chóng được chuyển hóa ở gan, trong khi LCFAs nhiều khả năng trở thành chất mỡ tích tụ trong cơ thể hơn.

Ảnh: Cooking4allseasons

Vào những năm 1980, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dầu dừa, từng được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn, để rồi được phát hiện là chứa chất béo no có hại cho tim với hàm lượng cao.

Năm 2008, một nghiên cứu về mối liên hệ giữa MCFAs trong nước cốt dừa và sự giảm cân đã được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Theo đó, một chương trình giảm cân dành cho 40 người cả nam lẫn nữ trong 16 tuần đã cho thấy: Những người ăn khẩu phần có chứa MCFAs đã giảm trung bình 3 kg, trong khi những người ăn khẩu chứa LCFAs chỉ giảm 1,5 kg.
 

Ảnh: Los Angeles Times

Dù MCFAs có vẻ đã giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện việc giảm cân nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chất này có lợi cho tim hơn so với các dạng chất béo no khác.

Năm 2004, một nghiên cứu trên 17 người đàn ông cho thấy, tổng mức độ cholesterol cao hơn 11%, và mức độ cholesterol xấu (LDL) cao hơn 12%, trong những người ăn theo chế độ có chứa MCFAs, so với người ăn chế độ có chứa dầu hạt hướng dương - loại dầu vốn giàu các chất béo không no.
Theo Bee
Chia sẻ