Những thói quen uống nước không đúng “chuẩn”

Hạnh Phúc - Theo Huanqiu,
Chia sẻ

Uống nước là điều mà ai cũng phải làm hằng ngày nhưng chưa chắc cách bạn uống nước đã hoàn toàn khoa học. Các chuyên gia đã đưa ra các lời khuyên dưới đây.

Nhìn bề ngoài nước uống dường như rất sạch sẽ nhưng thực tế trong chúng có chứa rất nhiều loài vi sinh vật và vật chất có hại, vì vậy nên lưu ý 4 thói quen khi uống nước dưới bất kì hình thức nào sau đây:

1. Không thường xuyên rửa bình/ máy đựng nước

Những chiếc máy/ bình đựng nước được sử dụng hằng ngày và phổ biến tại văn phòng, ở nhà… nhưng bạn có từ nghĩ rằng chưa từng có ai mang ra “ tắm rửa” cho chúng. Thứ nước sạch ấy thực chất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi khi mở nắng bình, có tiếng “ting tong” phát ra cùng với vệt bong bóng cũng là lúc không khí cùng bụi, vi sinh vật được mang theo vào trong bình. Một chiếc bình/ máy đựng nước cứ 3 tháng không được rửa sạch sẽ sinh ra một lượng vi khuẩn đáng kể như khuẩn tụ cầu, vi khuẩn đại tràng. Vì vậy, bình và máy đựng nước tốt nhất nên được rửa 1 tháng 1-2 lần.
 

2. Nước máy có thể an toàn sử dụng ngay sau khi được đun sôi

Thói quen uống nước thường xuyên là rất tốt nhưng nước máy tuyệt nhiên không nên sử dụng ngay sau khi được đun sôi bởi nước máy xử lý bằng clo, clo kết hợp với chất hữu cơ trong nước sinh ra hydrocarbon halogen, chloroform và các chất gây ung thư khác.

Chuyên gia kiến nghị có thể an toàn sử dụng nguồn nước máy theo các bước sau: nước máy sau khi lấy khỏi vòi nên được để một lúc rồi mới đun; khi sôi nên mở vung và đun sôi trong 3 phút.

3. Nước đóng chai

Nước đóng chai thường sử dụng PE (polyester) có thể gây ngộ độc mãn tính cho cơ thể, đặc biệt khi ở môi trường nóng, nhiệt độ cao và uống ngay sau khi mở nắp chai, cất có hại sẽ xâm nhập vào trong nước và gây hại cho sức khỏe.

Vì vậy không nên uống nước đóng chai bị phơi nắng hoặc để trong nhiệt độ cao. Một số người có thói quen để nước trong thùng xe, điều này hoàn toàn không tốt. Nhiệt độ ở thùng xe trong mùa hè thường rất cao là cơ hội để chất cóa hại xâm nhập vào nước.

4. Chỉ uống nước khi thấy khát

Một cuộc điều tra cho thấy, 70% chỉ uống nước khi cảm thấy khát. Khi bạn khát nước có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% nước. Uống nước không chỉ để giải khát, chúng tham gia quá trình hấp thụ, trao đổi và bài tiết của cơ thể, mất nước trong thời gian dài sẽ làm tăng độ kết dính của máu gây các bệnh về tim mạch.

5. Mỗi ngày uống ít hơn 6 cốc nước

Dân văn phòng thường bỏ qua thói quen uống nước, về lâu dài sẽ làm tổn hại đến bàng quang và thận. Chuyên gia kiến nghị, trong điều kiện thời tiết ấm áp mỗi ngày nên uống ít nhất 1200ml nước tương ứng 6 cốc nước, nếu hoạt động thể lực cần bổ sung lượng nước nhiều hơn.
 

6. Thay thế bằng nước ngọt, nước trái cây

Những loại nước tương tự như nước ngọt, nước trái cây không có tác dụng bổ sung nước mà còn giảm cảm giác thèm ăn ảnh hưởng đến hấp thụ và tiêu hóa. Nếu muốn các thức uống khác bạn nên căn cứ vào thể chất bản thân.

Ví như người bị táo bón nên uống nước mật ong và nước trái cây thúc đẩy nhu động ruột; người đau dạ dày uống ít nước chè, nước hoa quả nhiều axit nên uống nước gừng, hồng trà.

7. Không uống nước vào sáng sớm

Điều này rất cần thiết, đặc biệt là người lớn tuổi! Trải qua một đêm nghỉ ngơi, chất thải cần được đào thải ra ngoài cơ thể, một cốc nước vào buổi sớm giúp gia tăng tuần hoàn máu, có lợi cho đường ruột. 3 loại nước uống thích hợp vào buổi sáng:

- Nước lọc: giảm độ đông trong máu.
- Nước chanh: tăng cảm giác thèm ăn.
- Nước muối nhạt: rất có lợi cho người bị táo bón.

8. Không bổ sung nước ngay sau khi ăn mặn

Ăn quá mặn sẽ ngay huyết áp cao, nước bọt tiết ra ít hơn, phù nề niêm mạc miệng. Nếu ăn mặn cần uống nhiều nước lọc hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường và sữa chua bởi đường làm tăng cảm giác khát nước hơn. Nước đậu tương cũng là lựa chọn thích hợp, 90% thành phần là nước cùng với kali thúc đẩy bài tiết sodium mang lại cảm giác thanh đạm.

9. Không uống nước trước khi ngủ

Không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, chỉ nên uống một vài ngụm nhỏ là đủ, đặc biệt là người già. Khi ngủ, nước trong cơ thể bị mất đi làm giảm nước trong máu khiến độ đông máu tăng cao. Uống chút nước lúc ngủ giúp giảm độ đông của máu và nguy cơ kết tụ máu não. Trong mùa khô hanh, nước giúp cơ thể hô hấp tốt hơn và có được giấc ngủ ngon hơn.

Chia sẻ