Những người không được tiêm văc-xin ung thư cổ tử cung

Nhật Minh,
Chia sẻ

Em thuộc trường hợp bị mề đay mãn tính và chưa điều trị khỏi vì không xác định rõ nguyên nhân. Vậy thì trường hợp của em có được tiêm ngừa không và phải làm xét nghiệm gì không?

Em năm nay 23 tuổi, chưa lập gia đình. Em muốn hỏi là liệu trước khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) thì có phải làm xét gì không? Chẳng hạn như xét nghiệm có bị UTCTC không, xét nghiệm máu… Em được biết là những người bị bệnh máu đông, mề đay mãn tính, trong người đang bị sốt, không được tiêm ngừa UTCTC vì nếu tiêm sẽ bị sốc thuốc có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
 
Em thuộc trường hợp bị mề đay mãn tính và chưa điều trị khỏi vì không xác định rõ nguyên nhân. Vậy thì trường hợp của em có được tiêm ngừa không và phải làm xét nghiệm gì không? Nếu tiêm thì tiêm loại nào là tốt nhất. Em xin cảm ơn! (Thùy Vân)

Trả lời:

Văcxin ung thư cổ tử cung là một loại văcxin đã cứu sống hàng ngàn phụ nữ mỗi năm.
 
 
Tiêm văcxin ngừa UTCTC có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26. Vaccine này cũng có thể tiêm phòng cho cả nam giới trong độ tuổi trên để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.
 
Trường hợp không tiêm được vaccine là những người đang bị bệnh, dị ứng với nấm men, có thai hoặc đang có gắng mang thai. Về tình trạng thực tế bị mề đay mãn tính chưa rõ nguyên nhân của bạn có thể nên tham khảo thêm trực tiếp tại các Trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản phụ khoa bạn nhé. Phụ nữ đã lập gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa Ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy văcxin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này.
 
Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm phết tế bào âm đạo, vì đó là 1 dịp để kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người phụ nữ, biết được tình trạng bệnh tật của bạn ở thời điểm hiện tại để dễ theo dõi sau này. Hiện nay, tại Việt Nam đã có vaccin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất.
 
Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh bởi các vắc xin phòng chống HPV hiện nay, do đó tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap vẫn cần duy trì cho tất cả các phụ nữ, ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm ngừa vắc xin HPV, đặc biệt những chị em đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.
 
Tư vấn bởi:
Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng đài tư vấn 24/7: 19006802 và 1900599918
 
 

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily.vn


Chia sẻ