Những kẻ thù trên bàn trang điểm

,
Chia sẻ

Son, mascara, chì mắt, cọ trang điểm, kem chống nắng... sẽ trở thành "bạn thân" của vi khuẩn nếu bạn không biết giữ gìn chúng sạch sẽ và khoa học.

Cọ trang điểm

Dù bạn giữ da rất cẩn thận, nhưng lại vô tình quên mất một “ổ vi khuẩn khổng lồ” chính là những cây cọ hay chổi trang điểm.

Vi khuẩn trên da bạn, phấn thừa cùng bụi bẩn trong phòng dễ dàng bám lên cây chổi trang điểm còn ẩm và sinh sôi nảy nở trong nháy mắt. Chưa kể, nhiều nàng còn có thói quen vứt chổi trang điểm trên bàn phấn hoặc trong túi xách nữa !

Dù bạn giữ da rất cẩn thận, nhưng lại vô tình quên mất một “ổ vi khuẩn khổng lồ” chính là những cây cọ hay chổi trang điểm

Bạn nên phủi sạch và rửa chổi trang điểm mỗi khi trang điểm xong. Dầu gội đầu cực hữu ích để làm sạch chổi trang điểm. Bỏ chổi vào bọc nylon hay hộp đựng đễ giữ cho chổi sạch nhé!

Son, mascara, chì mắt

Cũng giống như chổi trang điểm, son, mascara và các mỹ phẩm cũng có nguy cơ mang vi khuẩn. Chất kết dính của của mỹ phẩm có thể giúp vi khuẩn ẩn cư.

Thói quen dùng chung mỹ phẩm, hay thậm chí ít khi trang điểm lại càng làm cho mỹ phẩm của bạn dễ bám bẩn hoặc hỏng.

Tất nhiên, mỹ phẩm có hạn sử dụng và bạn phải tuân thủ hạn sử dụng đó. Mascara và kẻ mắt, bạn có thể dùng trong 6 tháng. Son môi, phấn và phấn nền chỉ được dùng trong 2 năm.

Bạn nên dùng cọ để chải môi hay chia son môi ra các hộp nhỏ dùng dần để son không bị hỏng. Hạn chế dùng chung mỹ phẩm với người khác.

Kem chống nắng

Bạn nhất định chỉ dùng kem chống nắng trong hạn sử dụng cho phép

Mỗi mùa hè, bạn khó dùng hết một chai kem chống nắng (hơn 100ml), chưa kể tới những cô nàng lười dùng kem chống nắng nữa chứ. Vậy là không ít bạn đã giữ lọ kem để dùng tiếp cho mùa hè năm sau.

Cái sự tiết kiệm này lại gây hại hơn nhiều bạn tưởng. Kem chống nắng quá hạn không chỉ không có tác dụng bảo vệ da bạn nữa mà nhiều khi, với một số thành phần nhất định đã biến chất, có thể làm cho da bị huỷ hoại nhiều hơn.

Bạn nhất định chỉ dùng kem chống nắng trong hạn sử dụng cho phép. Chú ý bỏ đi chút xíu kem bám trên miệng lọ đi nhé!

Thuốc nhỏ mắt

Một lọ thuốc nhỏ mắt, dù là nước muối sinh lý đi chăng nữa cũng không thể để lâu sau khi mở nắp. Vi khuẩn bám vào đầu nhỏ có thể xâm nhập vào mắt bạn và làm thay đổi tính chất của thuốc.

Vứt bỏ lọ thuốc nhỏ mắt nào đã mở quá 4 tuần. Bạn nên để chai thuốc nhỏ bé xíu ấy ở nơi nào mát mẻ (dưới 30 độ C). Đừng quên rửa sạch tay trước khi mở nắp lọ thuốc và dùng dao/ kéo sạch để mở lọ (nếu cần).

Thuốc

Những viên thuốc lẻ ra làm bạn không biết hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng in chìm trên vỉ thuốc làm bạn ít để tâm. Nhiều viên con nhộng có vỏ ngoài dính nên nếu bị bỏ ra ngoài, hoặc cầm trên tay, những viên thuốc này mang rất nhiều vi khuẩn.

Bất kỳ loại thuốc gì cũng chỉ nên dùng trong vòng 1 năm sau ngày sản xuất. Bạn phải cương quyết bỏ đi những viên thuốc bị bong ra khỏi vỉ (một thời gian) hay những viên thuốc không rõ thời gian sản xuất.

Để thuốc trong lọ hay bao kín thay vì bỏ vung vãi trong tủ thuốc hay gói trong mẩu giấy.

Và một kẻ thù nữa ở trong nhà tắm - bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là nhà của các loại vi khuẩn

Bàn chải đánh răng là nhà của các loại vi khuẩn. Việc nguấy kỹ bàn chải thực ra chỉ làm sạch bọt thuốc chứ khó lòng lấy đi các vi khuẩn trên đó.

Bạn phải thay bàn chải 3 tháng một lần, và thay ngay bàn chải mới nếu bạn vừa bị cảm cúm. Bạn có thể ngâm và nguấy bàn chải trong nước xúc miệng trong vòng 20 phút để diệt khuẩn. Hộp đựng bàn chải hay giá cắm cũng phải được làm sạch thường xuyên!

Theo Người đẹp

Chia sẻ