Những cách chữa tắc tia sữa sai lầm trong dân gian

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Tắc tia sửa là nỗi sợ hãi của các sản phụ, tuy nhiên tại sao lại bị tắc tia sữa thì nhiều mẹ không biết.

Để làm rõ thêm về vấn đề này cho chị em, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia về chữa tắc tia sữa - BS Nguyễn Hoài Nam - Bệnh viện phụ sản Trung ương.

Câu 1. Bác sĩ có thể cho biết các nguyên nhân gây tắc tia sữa và các bệnh về vú trong thời gian cho con bú mà sản phụ hay mắc phải?

Trả lời: Trước chúng hết ta cần hiểu tắc tuyến sữa là gì? Tắc tuyến sữa là đường liên thông của tuyến sữa bị tắc, nó có thể tắc ở vị trí ngay trên đầu núm vú, hoặc dọc những đường giật sữa, đến gần nang sữa. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa thường là do các em bé có khớp ngậm vú không đúng, gây viêm đầu núm vú, từ viêm đầu núm vú thì dẫn đến hẹp và tắc tia sữa. Một vài nguyên nhân khác là do những bà mẹ hay gặp căng thẳng, stress, tư thế con bú sai, đè vào vú, trấn thương vú… 

Vì bản chất tuyến sữa là dòng chảy trong liên sườn nó bị tắc một lúc nào đó và nguyên nhân của nó có thể là sữa đặc, đáy, cặn tạo thành nút của tuyến sữa và nó bịt cái tuyến sữa đó hay đường ống dẫn sữa bị viêm, phù nề bên ngoài, phù nề nó nứt cổ gà nó viêm…dẫn đến tia sữa không ra ngoài ứ đọng dẫn đến tắc.

Câu2: Trong thời gian cho con bú ngoài bệnh lý tắc tia sữa, các sản phụ còn gặp những bệnh lý gì lênn quan đến vú ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa  của trẻ?

Trả lời: Trong thời kỳ nuôi con bú ngoài tắc tia sữa có rất nhiều bệnh liên quan đến vú mà chị em sản phụ  mắc phải. Đầu tiên phải kể đến là tổn thương ở vùng đầu ti như nứt, viêm, nề, chảy máu ở vú… Vì có rất nhiều sản phụ cho em bé ngậm bú, bú và mút không đúng, do dùng máy hút sữa công suất không đúng, do quá trình nặn, bóp bằng tay của mẹ không đúng.

Bệnh lý thứ hai hay gặp nhất của bà mẹ sau sinh ngày thứ ba bắt đầu có sữa trưởng thành về mà không được các bé bú ngay từ thời kỳ đầu sau sinh thì sẽ gây ứ tắc rất nhanh, cương và đau cả bầu vú. 

Bệnh lý thứ ba chúng ta hay gặp ở các bà mẹ nuôi con bú là tắc sữa và viêm tắc tuyến sữa. Tắc sữa sau đó viêm tắc tuyến vú do tắc sữa. Bệnh lý của viêm tắc tuyến sữa có hai nhóm bệnh: Tắc tuyến sữa mà không bị vi khuẩn xâm nhập (hay còn gọi là viêm tắc tia sữa vô khuẩn) và viêm tắc tuyến sữa có vi khuẩn hay còn gọi là viêm vú và áp xe vú.

 Có những bệnh lý cũng thỉnh thoảng gặp ở các mẹ đang nuôi con bú ác tính như lao tuyến vú, hoặc ung thư vú…

điều cần biết về tắc tia sữa
Tắc tia sửa là nỗi sợ hãi của các sản phụ, tuy nhiên tại sao lại bị tắc tia sữa thì nhiều mẹ không biết. Ảnh minh họa

Câu 3. Hậu quả của việc tắc tia sửa có ảnh hưởng như thế nào trong việc nuôi con không thưa bác sĩ? 


Trả lời: Hậu quả của tắc tia sữa nó phụ thuộc vào số lượng tia sữa bị tắc, tức là diện tích vùng bị chi phối, nếu diện tích vùng bị chi phối nhỏ, nó sẽ chỉ ảnh hưởng làm cho bạn đau, và nổi cục, chứ không hề ảnh hưởng đến số lượng tiết sữa của bà mẹ.

 Nhưng nếu diện tích vùng tắc tia sữa lớn thì nó sẽ làm giảm số lượng sữa cho bà mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Khi viêm tắc tuyến sữa thì cơ thể có một yếu tố chống viêm, làm thay đổi vị của sữa, làm vị sữa hơi đậm hơn, hơi mặn hơn so với thông thường. Nên rất nhiều em bé nhậy cảm sẽ không thích, từ chối bú.

Việc tắc tuyến sữa làm bà mẹ rất đau, tâm lý hoảng sợ có những hành xử sai dẫn đến hậu quả không tốt vè mặt tâm lý trong quá trình chăm sóc con.

 Còn khi tắc tuyến sữa không bị nhiễm khuẩn, thì không sao, sau khoảng 3-5 ngày tự cơ thể điều chỉnh nó sẽ lại bình ổn. 

Câu 4: Trong dân gian có nhiều cách chữa tắc tia sữa sai lầm, bác sĩ nhận định như thế nào về điều này?

Trả lời: Trong dân gian người ta đưa ra các biện pháp chữa tắc tia sữa một cách nói chung mà chưa có cơ sở khoa học. Cho nên áp dụng những biện pháp đó, có những ca làm được và những ca thì tổn thương vú. 

Còn theo nguyên lý tắc tia sữa là ở những cái cục sưng là nang sữa bị ứ tắc, nhưng điểm ứ tắc nằm phía trên của cái cục đó dẫn tới tuyến vú. Trong khi đó người dân gian của mình lại chườm nóng, rồi nắn bóp để chườm vào cái nang bị ứ tắc, chườm nóng và nắn bóp làm đụng và dập, vỡ những nang sữa trong khi ít có tác dụng vào những chỗ tắc thực sự. 

Thế nên việc nắn bóp và chườm nóng làm tổn thương vú nhiều hơn là tác dụng thông tia sữa tắc.

Có khá nhiều những loại thuốc trong dân gian, ví dụ như bồ công anh, hay chinh nữ hoàng cung…đắp có tác dụng làm giảm sưng, giảm nề nhiều hơn là làm thông nút tắc tuyến sữa. Một số loại lá đó nó gây bỏng, gây viêm, bỏng tổn thương da rất nhiều nên hạn chế sử dụng.

Và có một vài trường hợp  khi sử dụng các loại lá này thông được nhưng nguyên nhân thông được chủ yếu là do lực bú hút của em bé, làm bung cái nút tắc tuyến sữa. Chứ thật sự không phải vì các loại lá nói trên.

Khi bị tắc tuyến sữa chị em không được nắn, bóp, nặn cái ổ tắc, trong khi đó mình nên tìm cái chỗ tắc để mà thông, chứ không được nắn tay vào chỗ tắc ấy và không được chườm nóng vì. Mà phải chườm ấm để cho các nang sữa giãn ra, cục tắc mềm ra. 

Câu 4. Để phát hiện việc tắc tia sữa một cách sớm nhất, bác sĩ có thể đưa ra một số dấu hiệu nhận biết?

Trả lời: Dấu hiệu sớm nhất là sau khi cho con bú xong hoặc sau khi hút sữa xong, một vùng nào đó của ngực cảm thấy tức nặng, đau nhức, mặc dù sờ vào đó chưa thấy khối tắc, hoặc một khối tắc nhỏ. Muộn hơn ta thấy vùng khối sữa bị ứ tắc, nặng nề hơn ta thấy vùng ngoài bị sưng đau và tấy đỏ. Trong vài trường hợp thì các bà mẹ có thể bị sốt… Khi thấy những dấu hiệu bất thường đó các mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra.

Câu 5: Những đối tượng nào có khả năng hay bị tắc tia sữa thưa bác sĩ?

Trả lời: Tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ người phụ nữ nào trong thời kỳ đang bầu và cho con bú. Thậm chí ở những trường hợp  các mẹ sau cai mà vẫn còn dòng chảy sữa, đứa con thứ nhất có thể không tắc nhưng đứa hai có khả năng bị tắc và ngược lại, đứa một bị tắc rất nhiều không có nghĩa là đứa hai cũng bị tắc. Tóm lại là do cách thức mình chăm sóc vú thì nó giảm.  

Xin chân thành, cảm ơn bác sĩ!
 
Mời bạn đón đọc bài 2. Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam hướng dẫn cách xử lý đúng khi bị tắc tia sữa
Chia sẻ