Nhìn da mặt đoán bệnh

T. Liên,
Chia sẻ

Khi cơ thể của bạn đang bị một căn bệnh nào đó thì da có thể có các dấu hiệu xuất hiện như mụn trứng cá, sưng đỏ và các dấu hiệu khác.

"Bề mặt da của chúng ta có thể phản ánh những gì đang xảy ra bên trong cơ thể chúng ta", theo bác sĩ da liễu Anne Chapas, của một tổ chức Da liễu ở New York City. "Là một phần của hệ thống miễn dịch, da bảo vệ chống lại các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, khi cơ thể của bạn đang bị một căn bệnh nào đó thì da có thể có các dấu hiệu xuất hiện như mụn trứng cá và sưng đỏ". Vậy, vấn đề là làm thế nào để đọc những dấu hiệu này khi soi gương?
 
Mụn ở cằm

Nguyên nhân: Mất cân bằng nội tiết


Có một lý do khiến nhiều phụ nữ có mụn bị mụn ở cằm ngay trước thời gian kinh nguyệt. Bởi vì cằm là một phần của khuôn mặt và đặc biệt nhạy cảm với việc tăng progesterone và testosterone. Nhiều phụ nữ chỉ đơn giản là những mụn trứng cá nhẹ, nhưng nếu mụn có xu hướng nặng hơn hoặc đau đớn thì hãy đi khám da liễu.

Mụn sâu, nang mụn ở cằm hoặc dọc theo quai hàm có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang PCOS và các loại nội tiết tố bất thường khác. Nếu không điều trị, các bệnh này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và vô sinh.
 
Điều trị: Đối với một số bệnh nhân, sử dụng thuốc ngừa thai là một cách hiệu quả để cân bằng lượng hormone và làm sạch mụn trên da. (Thuốc viên cũng rất hiệu quả cho điều trị các triệu chứng PCOS). Nếu bạn không muốn lựa chọn biện pháp liên quan đến hormone thì có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ da liễu để có cách thức điều trị chặn thụ thể testosterone, do đó ngăn ngừa các tuyến dầu của da thấm sâu vào trong da. Những món tráng miệng có đường cũng nên bỏ qua để tránh kích thích insulin. Một số nghiên cứu cho thấy rằng loại bỏ đường chế biến và gắn bó với món ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả cũng có thể giảm thiểu các kích thích của nội tiết tố có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Quầng thâm và bọng tối dưới mắt

Nguyên nhân: Dị ứng

Dị ứng mãn tính làm giãn các mạch máu và có thể gây ra rò rỉ, mà kết quả là làm cho bọng mắt có thể sưng phồng và chuyển sang tối màu. Nhiều người thậm chí không nhận ra họ đang bị dị ứng.


Và bởi vì chất gây dị ứng cũng có thể kích hoạt việc phát hành histamine, một chất hóa học góp phần để tạo ra bọng mắt  và có thể làm cho ngứa mắt và chảy nước mũi nếu bạn chà xát vào mắt. Làm nhiều có thể khiến cho vết sưng và màu tối trở nên tồi tệ hơn. Kích thích da mỏng quanh mắt thậm chí có thể tạo ra rò rỉ mao mạch hơn.

Điều trị: Nên hỏi tư vấn bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng histamin. Uống thuốc theo chỉ dẫn để giảm kích thích trong một vài tuần.

Tấy đỏ và mụn bọc

Nguyên nhân: Stress, rối loạn tiêu hóa, hoặc lupus

Mụn bọc đỏ trên mặt và cổ có thể có liên quan đến căng thẳng, chúng có thể được kích hoạt bởi sự biến động trong kích thích tố căng thẳng. Nếu mụn giống như da gà màu đỏ, có thể là một dấu hiệu của bệnh tiêu hóa.
 
Da và đường tiêu hóa đều được thiết kế để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các bệnh tương tự như trên. Đó có thể là lý do tại sao các vấn đề tiêu hóa có thể xuất hiện trên da khi da không làm tốt chức năng của mình.
 
Nghiêm trọng nhất là trường hợp phát ban, nổi mẩn đỏ như hình một con bướm có hình dạng đối xứng thường ở cả hai má. Đó là một triệu chứng cổ điển của một căn bệnh tấn công hệ thống miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, dễ bị bầm tím và đang giảm cân hoặc tăng cân thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Điều trị: Tránh xa ánh nắng mặt trời và các loại thực phẩm nhiều gia vị, cả hai có thể làm các mụn đỏ trầm trọng thêm đỏ. Cố gắng tham gia các hoạt động giảm căng thẳng (như yoga hay thiền định) cũng có thể có ích. Ngoài ra, cố gắng để tiêu thụ các chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn khỏe mạnh sẽ giúp điều hòa tiêu hóa và kháng viêm, ví dụ như sữa chua.
Chia sẻ