Một vài lưu ý cho chị em ngấp nghé tuổi 40

T. Liên - Theo Idiva,
Chia sẻ

Tốt nhất, chị em nên đi khám thường xuyên, khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap smears (mỗi năm một lần sau tuổi 35, và mỗi sáu tháng sau khi 40) để phát hiện nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Mỗi lần chúng ta nói về thời kỳ mãn kinh, chắc chắn chúng ta sẽ được nghe đến các triệu chứng như khó chịu, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, đau đầu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và khô âm đạo... Đó chỉ là những dấu hiệu có thể thấy bên ngoài, còn những dấu hiệu bên trong thì không phải ai cũng biết.

Mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp khi buồng trứng ngừng sản xuất trứng, cơ thể sản xuất estrogen và progesterone, và kinh nguyệt trở nên ít hơn, cuối cùng hết hoàn toàn. Điều này thường xảy ra trong độ tuổi từ 45 và 55. Giảm dần estrogen cho phép cơ thể tự điều chỉnh những thay đổi nội tiết tố, và bởi vì mức độ hormone suy giảm nên có những thay đổi xảy ra trong hệ thống sinh sản.

Có một số điều liên quan đến thời kì nhạy cảm này mà chị em nên biết như sau:
 

Có thể bỏ sung estrogen

Điều trị hormone không có hại và không cần thiết cho tất cả bệnh nhân. Các bác sĩ khuyên, chỉ những chị em có những người có triệu chứng nghiêm trọng của thời kỳ mãn kinh thì mới nên dùng phương pháp điều trị này. Chị em có thể bổ sung estrogen từ các thực phẩm như đậu tương (có phyto-estrogen và các phân tử estrogen isoflavone, là một lựa chọn tự nhiên cũng như khả thi để hỗ trợ nội tiết tố bên ngoài), bột đậu nành...

"Du khách" đến sớm

Đôi khi các triệu chứng của mãn kinh bắt đầu từ 3 đến 10 năm trước. Điều này được biết đến như thời kỳ ven mãn kinh. Bạn có thể khó ngủ, cảm thấy tinh thần chậm chạp, khó tập trung và thậm chí bị mất trí nhớ ngắn hạn. Những triệu chứng này có thể phát sinh từ từ, hoặc đến cùng một lúc và có sự khác nhau giữa các chị em. Hút thuốc lá có thể làm cho xu hướng này phát triển mạnh hơn.

Vẫn có thể mang thai

Mặc dù chị em đã ngừng sản xuất trứng trong thời kỳ mãn kinh, nhưng vẫn có thể mang thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu bạn có kế hoạch để có một đứa con sau này, bạn thậm chí có thể để trứng đông lạnh để sử dụng sau này. Trong mỗi giai đoạn mãn kinh, khi kinh nguyệt trở nên không đều, cơ hội mang thai của chị em cũng ít đi, hiệu quả thành công thấp hơn. 

Mất tự chủ trong việc tiểu tiện

Hầu hết các phụ nữ mãn kinh đôi khi có dấu hiệu không tự chủ việc đi tiểu thường xuyên. Thông thường, các yêu cầu tiểu tiện xảy ra khi có 150 ml chất lỏng được lưu trữ trong bàng quang, nhưng phụ nữ mãn kinh thậm chí có thể có được cảm giác này khi chỉ có 60 ml. Trong một trạng thái cảm xúc nào đó, họ thậm chí có thể bị rò rỉ nước tiểu mà không nhận ra. Bởi các cơ của âm đạo và khu vực vùng chậu trở nên yếu kém. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được điều trị.
 

Vẫn có thể "yêu"

Trong quá trình mãn kinh, các thành âm đạo trở nên kém đàn hồi và mỏng hơn. Âm đạo cũng trở nên ngắn hơn và tiết bôi trơn ít hơn. Các mô sinh dục bên ngoài cũng mỏng, được gọi là teo môi âm hộ. Tất cả điều này có thể dẫn đến ít phản ứng để kích thích tình dục.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện được. Uống nhiều nước để đảm bảo đủ chất lỏng để điều chỉnh hoạt động đúng đắn của mô. Ngoài ra, chị em có thể bôi kem estrogen vào âm đạo.

Khi bạn đến giữa những năm 40 tuổi, đây là một vài thử nghiệm mà bạn có thể sẽ phải trải qua:

- Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt có thể dừng lại đột ngột. Lúc này, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp để đo những thay đổi trong mức độ hormone xem có phải là dấu hiệu khi một người phụ nữ gần mãn kinh hoặc đã trải qua thời kỳ mãn kinh.

- Nếu bạn đã có 6 tháng liên tục không có kinh nguyệt và đột nhiên phát hiện âm đạo chảy máu hoặc có kinh trở lại (thậm chí nếu nó là một số lượng rất nhỏ), hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Tốt nhất, chị em nên đi khám thường xuyên, khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap smears (mỗi năm một lần sau tuổi 35, và mỗi sáu tháng sau khi 40) để phát hiện nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Chia sẻ