Giật mình với phương pháp dùng lươn hạ sốt cho con

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh người mẹ dùng con lươn để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên đây là việc làm thiếu cơ sở khoa học mà các mẹ cần chú ý.

Chữa hạ sốt bằng lươn - không có cơ sở khoa học

Theo chia sẻ trên một bà mẹ trên Facebook mấy ngày nay  B.N. con chị bị sốt lên ban đỏ, uống thuốc hoài thấy lâu hết mà con thì sốt cao quá mình nóng ruột. Nhiều người chỉ lấy con lươn sống lăn qua lăn lại là hết. Sáng sớm mẹ mình đi chợ mua 3 con lươn sống về lăn qua lăn lại trên người, thấy hiệu quả rõ rệt luôn. Mình thấy con lươn chuyển sang hết màu đỏ luôn (đó là chất độc trong ban mà con lươn hút). Mẹ nào có con bị ban đỏ thì làm như thế này nhé, rồi mua rượu nhẹ lau sạch rất nhanh khỏi.

Theo Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (trên diễn đàn nội trú) cách hạ sốt bằng con lươn không khoa học mà thay vào đó nếu bị sốt người bệnh chườm ấm để hạ thân nhiệt kết hợp với dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao.

Theo BS Vũ Vân Anh sốt là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của một căn bệnh nhiễm trùng nào đó và thường kéo dài từ hai đến ba ngày. Trong trường hợp cơ thể chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ tăng không quá 38,3 độ C thì không cần dùng đến thuốc. Vì sốt là phản ứng của các cơ quan miễn dịch nhằm chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Nếu người mẹ khi thấy con sốt tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian để hạ sốt như dùng con lươn để hạ sốt là cách phản khoa học. Bởi con lươn động vật khi để bò lên người trẻ trong lúc sốt lại làm trẻ trở nên hoảng sợ, đồng thời với những trẻ sốt phát ban mọc các mụn ban khi con lươn độ nhớt dính vào các ban chẳng may xây xước càng nguy hiểm. vì vậy các mẹ tuyệt đối không nên dùng phương pháp này để hạ sốt cho con.

1
Dùng con lươn hạ sốt là cơ sở thiếu khoa học 

Những sai lầm trong hạ sốt các mẹ thường áp dụng

Trong thời tiết thất thường hiện nay khi thời tiết bắt đầu giao mùa xuân - hè khi hậu nồm ẩm càng khiến nhiều trẻ nhỏ bị sốt, có nhiều nguyên nhân gây sốt, đa số là do nhiễm siêu vi. Sốt có thể do cơ thể bị nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm ruột, bị nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da, sốt do nhiễm lao... hoặc chỉ  đơn thuần là bé sốt sau khi chích ngừa hoặc mọc răng, đó là phản ứng tốt của cơ thể,  tuy nhiên trong những  trường hợp này thì sốt không kéo dài quá 2 ngày. Và có những trường hợp sốt do sử dụng kháng sinh kéo dài và liên tục.

Vì vậy để tránh nguy hiểm đến tính mạng các mẹ tuyệt đối không nên hạ sốt cho trẻ bằng những kiểu chữa bệnh truyền miệng, thiếu khoa học. BS Vân Anh biết thêm.

Khi trẻ bị sốt chúng ta không dùng rượu hay chanh để chà sát, lau cho bé, dễ gây  ngộ độc và dễ tổn thương da. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Không cạo gió khi trẻ bị sốt nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ số

Không nên ủ ấm bé và cũng  không nên chườm lạnh khi bé đang sốt. Khi gặp lạnh mạch sẽ bị co lại, khó thoát nhiệt hơn.

Đặc biệt không dùng các biện pháp dân gian sử dụng hạ sốt cho trẻ như dùng lươn.

Cách hạ sốt  đúng cho trẻ

Để hạ sốt cho trẻ bằng cách cởi quần áo bé ra, lau bằng nước ấm, nhất là vị trí ở nách, bẹn, đầu. Lau nước khoảng 5- 15 phút và mặc quần áo thoáng nhẹ bằng cotton cho bé. Sau nửa giờ  cặp nhiệt  lại, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn cho bé.

Cho bé uống nước nhiều vì sốt thường mất nhiều nước qua mồ hôi và hô hấp, nếu  uống nước ít sốt sẽ khó hạ.
 
Khi đã qua cơn sốt cho bé ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu, và tăng lên từ từ.

Trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.

Khi trẻ  sốt cao liên tục (trên 39 độ C), khò khè, khó thở, ngủ li bì, khó đánh thức, co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã bú hoặc ăn, mỏ ác phồng cao, cổ cứng, xuất huyết, bỏ bú, tiêu chảy… cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế

Chia sẻ