Giật mình vì nguyên nhân khiến cô gái 17 tuổi không mở được mắt

T.L,
Chia sẻ

Cô gái trẻ đã sống cùng một khối u trong não trong suốt 6 năm. Chỉ tới khi không thể mở được mắt thì bác sĩ mới phát hiện ra tình trạng bệnh nguy hiểm của cô.

Năm 11 tuổi, Allana Prosser bắt đầu thấy những cơn đau đầu hàng ngày. Cơn đau thậm chí ngày càng trầm trọng, không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau và khiến cô bé ngủ thiếp đi sau khi ngồi xuống.

Cô bé cũng bị tăng cân, một bên mắt bị giật liên tục, thậm chí không yên được một lúc. Cô đi khám thì được các bác sĩ chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác nhau như: Co giật cơ bàng quàng, dị ứng pho mát.

cô gái bị khối u trong não
Allana Prosser đã sống khổ sở với khối u trong não suốt 6 năm.

Qua lời kể của Allana Prosser thì cô bắt đầu bị đau đầu dữ dội từ năm 2009. Mỗi lần như vậy, cô uống 2 viên thuốc giảm đau chứa paracetamol nhưng chỉ có tác dụng không quá 4 giờ. Mỗi lần về nhà, cô chỉ có ngủ. 

Mặc dù được đưa đến khám ở bệnh viện địa phương nhiều lần nhưng lần nào cô cũng chỉ được kê thuốc giảm đau. Sau đó, cô bắt đầu uống nước nhiều hơn, 4-7 lít một ngày. Thị lực của cô giảm dần, cùng với đó là tăng cân nhanh, mất thăng bằng. Lúc này, có bác sĩ còn chẩn đoán rằng các triệu chứng trên là do cô bị dị ứng pho mát.

Năm 16 tuổi, cô bắt đầu lo lắng khi thấy bạn bè bắt đầu có kinh nguyệt mà mình thì không. Nhưng cô lại được tư vấn rằng khi 18 tuổi mới nên đi khám phụ khoa về vấn đề này.

Nhưng mọi việc không dừng ở đó, sang năm sau, mắt cô bắt đầu co giật và cuối cùng cô không thể mở mắt. 

 Allana Prosser cho biết, vào ngày 21 tháng 5 năm 2015, bác sĩ nhãn khoa sau khi khám đã chuyển cô tới một bệnh viện mắt trong tình trạng cấp cứu. Tại đây, sau 10 phút, cô được tiến hành chụp CT và quét MRI não. 

cô gái bị khối u trong não
Allana Prosser được chuyển đến một bệnh viện mắt và cô nhanh chóng được phẫu thuật

Kết quả là bác sĩ phát hiện ra có một khối u được gọi là Craniopharynigioma (một khối u rắn chứa một u nang lớn bên trong) đang tồn tại trong não của cô. Các khối u nằm trên tuyến yên và chống lại các dây thần kinh thị giác khiến mắt phải của cô không mở được. Ngay lập tức, Allana được chỉ định chọc hút chất lỏng trên não, sau đó phẫu thuật cắt bỏ càng nhiều phần của khối u càng tốt. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, cô vẫn còn lại khối u nhỏ 4cm (trước đó là 15cm). Hiện tại, cô được đưa sang Mỹ để điều trị tia proton - một hình thức xạ trị tiên tiến của xạ trị nhắm đến các khối u với độ chính xác tuyệt vời, với liều phóng xạ cao hơn nhưng vẫn có thể giữ được an toàn, ít rủi ro cho các mô khỏe mạnh. 

Liệu pháp này sẽ không bao giờ loại bỏ hoàn toàn khối u từ cơ thể của mình, nhưng sẽ ổn định các khối u và cô có thể sống một cuộc sống bình thường.

cô gái bị khối u trong não
Sau phẫu thuật, cô được đưa sang Mỹ để điều trị bằng tia proton.

Khối u Craniopharyngioma thường được chẩn đoán ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Vì nó xuất hiện gần với cấu trúc quan trọng trong não nên có thể gây ra vấn đề khi phát triển to lên. Nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, thị lực, tăng cân và vấn đề tăng trưởng.

Sau khi phẫu thuật, mặc dù biết rằng mắt phải sẽ rất khó mở được trở lại nhưng cô cũng coi như đây là một thách thức. Cô cho biết mình sẽ đeo băng bịt mắt và cố gắng để các cơ mắt làm việc. 

 Mặc dù đây là thử thách với Allana Prosser nhưng cô cảm thấy mình thật may mắn. Cô cho biết mình sẽ không ngừng "chiến đấu" và sẽ vượt qua bệnh tật khủng khiếp này. 

Khối u CRANIOPHARYNGIOMA là gì?

Khối u Craniopharyngioma thường được chẩn đoán ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi.

Những khối u này có xu hướng tăng trưởng gần trung tâm não, ngay trên tuyến yên.

Craniopharyngiomas thường không lây lan, nhưng chúng xảy ra gần các cấu trúc quan trọng trong não và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khi chúng lớn lên.

Chúng có thể gây ra những thay đổi trong mức độ hormone và những vấn đề thị lực. Trẻ em bị khố u craniopharyngioma có thể bị tăng cân và gặp vấn đề về tăng trưởng.

Việc điều trị đầu tiên là phẫu thuật cắt bỏ khối u nhiều và an toàn nhất có thể.

Khối u này chứa đầy chất lỏng. Chúng được gọi là khối u nang và thường không thể loại bỏ hoàn toàn.

Người bệnh cũng cần xạ trị sau phẫu thuật.

Xạ trị có thể làm chậm sự tăng trưởng của khối u và kiểm soát nó.

Nguồn: Cancer Research UK

(Nguồn: DailyMail)
Chia sẻ