Giảm đau khung xương chậu

,
Chia sẻ

Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng.

Có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân.

Giảm đau khung xương chậu

- Tránh ấn vào bất kỳ vùng đau nào. Dù đau tới đâu cũng từng động vào nó. Sự tác động ngoại lực không đúng chỉ làm cảm giác đau nhanh chóng quay trở lại và kéo dài hơn.

- Ít di chuyển và tránh di chuyển liên tục vì thai phụ có thể không cảm thấy ảnh hưởng gì trong suốt cả ngày cho tới khi lên giường đi ngủ.

- Nghỉ ngơi thường xuyên với tư thế ngồi chuẩn (có chỗ dựa lưng).

- Tráng nâng hay đẩy vật nặng (kể cả xe đẩy siêu thị cũng có thể gây đau đớn).

Khi mặng quần áo, hãy ngồi xuống, đặc biệt là khi mặc quần. Khi đã lồng được quần vào chân thì hãy đứng dậy để kéo lên. Đừng cố gắng mặc quần dài, váy hay quần lót ở tư thế đứng.

- Khi lên cầu thang, hãy đặt cả 2 chân lên 1 bậc rồi hãy bước tiếp.

- Tránh các tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân thì hãy làm thật chậm, tránh để ảnh hưởng đến lưng.

- Thường xuyên tập các bài tập xương chậu và vùng bụng dưới sẽ giúp giảm tình trạng căng tức do mang thai. Để các bài tập bụng dưới an toàn và đơn giản, hãy đặt tay lên đầu gối sao cho lưng tạo thành 1 mặt phẳng. Hít vào, giữ 5 - 10 giây rồi mới thở ra. Thả lỏng cơ bắp sau khi tập.

- Tuân thủ các lời khuyên bảo vệ lưng.

Hội chứng SPD sẽ biến mất khi nào?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 60% phụ nữ bị SPD vẫn tiếp tục chịu đau đớn sau khi đã chuyển dạ.

Hầu hết trẻ đều phát hiện ra rằng những triệu chứng đó sẽ được cải thiện dần dần sau sinh, chỉ có một số ít là vẫn bị đau đớn cho tới tận khi bé được 1 tuổi.

Bạn nên tiếp tục tham gia tập vật lý trị liệu sau sinh và nhờ sự trợ giúp trong quá trình chăm sóc bé những tuần đầu.

Theo Dân trí

Chia sẻ