Để có một thân hình quyến rũ

,
Chia sẻ

Vì đâu dạo này bạn tăng cân quá nhanh ngoài ý muốn? Và làm thế nào để lấy lại thân hình thon thả?

Để có một thân hình quyến rũ, bạn cần tránh những việc sau đây:
 
1. Bỏ bữa

Khi bỏ bữa, bạn nghĩ mình đang giảm bớt nguồn năng lượng hấp thụ vào cơ thể và do đó sẽ giảm béo. Nhưng thực tế, khi cơ thể bị bỏ đói, nguồn năng lượng dùng để đốt cháy calo (sự trao đổi chất) cũng sẽ bị cắt giảm. Chính vì thế, khi bạn càng bỏ bữa, năng lượng được đốt cháy sẽ càng ít.

Khắc phục: Cố gắng ăn đủ bữa. Tốt nhất, hãy chia ra làm nhiều bữa nhỏ và cứ 4h lại ăn một lần. Điều này sẽ giúp bạn không còn thấy thèm ăn những món nhiều đường và chất béo cũng như kiểm soát được trọng lượng cơ thể.

2. Ăn nhanh

Mỗi bữa ăn, thường phải mất 15-20 phút bạn mới bắt đầu cảm thấy no. Do đó, ăn quá nhanh sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn (để rồi chỉ vài giờ sau lại cảm thấy hối hận).

Khắc phục: Ăn chậm và nhai kỹ. Như thế, bạn không chỉ giảm lượng thức ăn hấp thụ vào người mà còn tăng cảm giác ngon miệng.

3. Ăn khi đang xem ti vi hoặc dùng máy vi tính

Khoa học đã chứng minh rằng con người ăn nhiều hơn khi bị phân tán tư tưởng (chẳng hạn vừa ăn vừa xem một chương trình ca nhạc trên tivi hoặc xem phim trên máy vi tính).

Khắc phục: Hãy tránh xa máy vi tính và ti vi khi ăn. Khi đó, bạn sẽ tập trung hơn vào việc ăn uống và ăn ít hơn.

4. Dùng bát/đĩa to

Kích cỡ có thể đánh lừa cảm giác của bạn. Dùng bát/đĩa càng to, bạn sẽ cảm giác thức ăn nhìn thấy trên đĩa càng ít và nghĩ rằng mình đang ăn ít đi trong khi thực tế lại không phải vậy.

Khắc phục: Thay đĩa/bát to bằng những thứ có kích cỡ nhỏ hơn.

5. Cân quá thường xuyên

Thường xuyên theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn kiểm soát được trọng lượng của mình. Tuy nhiên, cân quá nhiều lần trong ngày thì lại không phải là điều hay. Bởi nếu không hài lòng với con số trên bàn cân, có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn chán và rồi muốn ăn một cái gì đó để giải tỏa tâm trạng ấy.

Khắc phục: Chỉ bước lên bàn cân 1 lần/tuần và không để cân nặng quá ám ảnh mình. Nên nhớ trọng lượng của bạn thường dao động một vài lạng trong ngày, phụ thuộc lượng nước và thức ăn bạn hấp thụ.

6. Bị stress

Khi bị stress, có thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều cortisol, một hormone có nhiệm vụ kiểm soát huyết áp và lượng đường trong cơ thể. Theo các nhà khoa học, khi lượng chất này được sản sinh quá nhiều, nó sẽ khiến bạn thèm ăn hơn và điều này có liên quan đến việc làm tăng chất béo ở bụng.

Khắc phục: Giải tỏa stress bằng cách tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu như yoga, viết lách…

7. Bị cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, bạn có xu hướng thèm những thức ăn giàu dinh dưỡng (thường là chứa nhiều calo), dẫn đến việc tăng cân.

Khắc phục: Tham gia một lớp tập dục thể thao nào đó hàng tuần. Luôn mang theo áo len dài tay phòng khi nào thấy lạnh. Và nên tắt điều hòa dù là vào mùa hè.

8. Thiếu ngủ

Khi bạn mệt mỏi, cơ thể bạn sẽ có xu hướng đòi ăn và các hormone sẽ trở nên rối loạn (sản sinh ra nhiều ghrelin, một chất kích thức sự thèm ăn, và giảm leptin, một chất gây chán ăn). Kết quả: Xuất hiện những cơn đói ảo khiến bạn nghĩ rằng mình rất thèm ăn nhưng thực tế không phải như vậy. Điều bạn cần chỉ là giấc ngủ.

Khắc phục: Đảm bảo ngủ từ 6-8h mỗi tối và nếu thấy mệt thì hãy tranh thủ chợp mắt khoảng 15 phút vào buổi trưa.

Thụy Vân

Chia sẻ