Cớ sao “lần đầu” nhưng không chảy máu?

Nguyễn Thị Quyên,
Chia sẻ

Cớ sao mới chỉ quan hệ lần đầu mà "cô bé" của một số chị em lại chẳng hề chảy máu thế?

Tại sao “lần đầu” màng trinh lại không chảy máu?

Màng trinh phụ nữ được cấu tạo từ một lớp màng mỏng gần miệng âm đạo, do các mao mạch, đoạn cuối dây thần kinh và các tổ chức sợi liên kết tổ thành, ở giữa có một lỗ nhỏ gọi là lỗ màng trinh.

Màng trinh thường có hình dạng như là hình vòng khuyên, hình ô, hình môi, hình sàng v.v... Độ dầy, độ đàn hồi, hình dạng của nó có sự khác nhau trên mỗi cơ thể, có người màng trinh của họ có độ đàn hồi tốt thêm nữa lỗ màng trinh lại lớn vì thế trong quá trình giao hợp cũng có thể không bị tổn thương.
 


Còn một số  phụ nữ khác do màng trinh của họ mỏng, tính đàn hồi lại kém có thể chỉ do các vận động mạnh như chạy bộ, nhảy v.v... cũng khiến cho nó bị rách. Do đó không thể căn cứ hoàn toàn vào việc màng trinh của phụ nữ đã bị rách để nghiệm chứng xem người phụ nữ đó đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Thông thường mà nói, muốn phán đoán màng trinh có phải bị rách không thì cần phải thông qua quá trình kiểm tra của bác sỹ truyên khoa sau đó mới có thể xác định được. Phụ nữ tự mình phán định việc màng trinh có bị rách hay không là tương đối khó, cho dù là có phát sinh quan hệ tình dục với nam giới thì cũng là điều rất khó phán định.

Đa số mọi người thường lấy hiện tượng chảy máu ở phần âm đạo để phán đoán màng trinh của nữ giới đã bị rách. Thực ra, biện pháp này là không khoa học bởi vì ngoài việc đó ra thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa khiến cho âm đạo nữ giới chảy máu ví dụ bị mắc các chứng bệnh phụ nữ như viêm âm đạo, có mụn nhọt trong tử cung v.v...


Ngược lại cũng có một số phụ nữ khi màng trinh bị rách lượng máu chảy ra rất ít, không nhất định có thể đủ để chảy ra bên ngoài.

Do khoảng cách giữa màng trinh đến phía ngoài âm đạo tương đối gần, có khi do sơ suất cũng có thể khiến cho màng trinh bị rách.

Ngoài ra khi các chị em tham gia các hoạt động dưới đây cũng có thể phát sinh sự cố ngoài ý muốn, màng trinh cũng có thể bị rách và chảy máu. Ví dụ khi phụ nữ tham gia các hoạt động mạnh như nhảy cao, cỡi ngựa, võ thuật... có thể khiến cho màng trinh bị rách; mà cũng có người do vệ sinh âm đạo, sử dụng băng vệ sinh trong không thích hợp, thậm chí là thủ dâm cũng có thể khiến cho màng trinh bị rách...


Thế nào là màng trinh thiếu nữ?

Quan niệm truyền thống suốt một thời gian dài cho rằng, màng trinh là tiêu chuẩn đánh giá thiếu nữ, khi màng trinh bị rách thì cũng coi như người đó không còn là thiếu nữ nữa. Đây là một tư tưởng phong kiến, chỉ căn cứ vào kết quả màng trinh bị rách để giới định thời kì thiếu nữ thì thật là phiến diện.

Đầu tiên từ việc giới thiệu các nguyên nhân tạo nên hiện tượng rách màng trinh mà nói, tuyệt đối không thể chỉ đơn thuần phán đoán một người không còn là thiếu nữ từ việc màng trinh của họ không còn nguyên vẹn. Có những phụ nữ chưa từng có phát sinh quan hệ tình dục nhưng do một vài sự cố ngoài ý muốn khiến cho màng trinh của họ bị rách.

Bên cạnh đó, cũng có những người đã từng có phát sinh quan hệ tình dục nhưng màng trinh của họ còn nguyên vẹn. Nguyên nhân này là do màng trinh của một số phụ nữ đó có độ đàn hồi tốt, lỗ màng trinh lại lớn, trong quá trình giao hợp có thể không bị xảy ra hiện tượng rách màng trinh.


Tóm lại, hiện tượng rách màng trinh và và hiện tượng phát sinh giao hợp không nhất định có mối quan hệ tất yếu, cũng không nên chỉ đơn thuần dựa vào sự không toàn vẹn của màng trinh để đánh giá một người còn là thiếu nữ hay không.

Đối với định nghĩa thế nào là “thiếu nữ”? ta nên nói rằng -Thiếu nữ là chưa từng có quan hệ tình dục với nam giới, cũng chính là chưa từng để bộ phận sinh dục nam giới vào trong âm đạo nữ giới.
Chia sẻ