Chăm sóc da chân đúng cách

,
Chia sẻ

Đôi lúc bạn thấy thiếu tự tin với đôi chân của mình vì làn da không được mịn màng, thậm chí còn khô nẻ. Thế nhưng bạn đã chăm sóc cho đôi chân của mình thật cẩn thận chưa?

Da chân cũng cần được chăm sóc như các vùng da khác
 
Da chân cũng cần được bạn quan tâm chăm sóc như da mặt và cơ thể vậy. Để da dễ dàng hấp thu các dưỡng chất từ những loại kem dưỡng ẩm da, việc đầu tiên là bạn nên tẩy da chết cho đôi chân.

Để tẩy da chết trước hết bạn nên làm sạch da, sau đó dùng kem tẩy tế bào chết, hoặc đơn giản hơn bạn có thể dùng muối ăn thoa đều lên chân, để khoảng 5 phút rồi dùng tay hoặc miếng bọt biển, bàn chải mềm xoa nhẹ theo vòng tròn để tẩy tế bào chết trên da. Với gót chân, phần da chai sẽ dày hơn, khi đó bạn dùng dụng cụ bào mòn (đá bọt) để làm mỏng đi lớp da chai sần, sau đó rửa sạch lại da với nước mát.

Sau khi tẩy da chết cho đôi chân bạn có thể dưỡng ẩm da bằng kem dưỡng hoặc đắp hoa quả cho chân. Trước khi đắp hỗn hợp trái cây, bạn ngâm chân vào hỗn hợp nướ ấm nấu từ vỏ cam, quýt, vỏ bưởi, sả cây… Hỗn hợp nước này sẽ giúp thư giãn đôi chân và khử mùi hôi của chân. Rửa lại chân bằng nước ấm rồi lau khô. Đôi chân của bạn sẽ có một làn da khỏe khoắn hơn trước rất nhiều.


 Chú ý một số bệnh thường gặp ở chân

* Mụn cóc lòng bàn chân :
Đây là bệnh do virus, có thể lây lan thành nhiều cái, thường gặp ở lòng bàn chân, ngón chân. Mụn cóc thường có nhiều cái, ở sâu, ít đau, nhìn kỹ có những gai nhỏ.
Điều trị : Chấm thuốc hủy mụn cóc như : DUOFILM, WARTNER, NI-TƠ lỏng, đốt điện.

* Chai lòng bàn chân :
Do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. Triệu chứng : da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.
Điều trị : Tránh cọ sát đè ép trên vùng da dày, ngâm nước ấm 15 phút cho da mềm rồi dùng dao gọt cho da chỗ dày mỏng bớt, không để chảy máu. Hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

 * Nứt gót chân :
Do sự cọ sát thường xuyên kéo dài, thường gặp ở người hay mang giàu, chạy nhiều như chơi bóng đá hoặc tennis.
Triệu chứng : Ở hai gót chân có nhiều đường nứt sâu, da chung quanh dày. Thông thường thì không có triệu chứng gì nhưng khi bị tác động của hóa chất như xà bông, chất bám dính thì có thể bị viêm da tiếp xúc dị ứng.
Điều trị : Bôi thuốc làm giảm nứt gót chân như : SKINCARE U, ELLGY PLUS

 * Da vẩy cá :
Đây là bệnh thường do yếu tố di truyền đôi khi mắc phải.
Triệu chứng : bệnh biểu hiện chủ yếu ở 2 cẳng chân. Da có nhiều vảy nhỏ như da cá, da rắn, màu trắng. Vào mùa nắng bệnh giảm, vào mùa đông da khô căng hơn.
Điều trị : tắm nước ấm. Tắm xà bông có chất giữ ẩm. Bôi kem có chất UREA. Bôi mỡ SALICYLIC 5%.

 Mách nhỏ cho đôi chân

- Thoa một chút kem dưỡng lên chân trước khi ra ngoài khoảng 15 phút, kem sẽ làm da mềm mại, tạo cảm giác chân bạn thon thả và dài hơn hẳn

- Nếu đôi chân bất ngờ xuất hiện vết trầy xước, thâm đen, hãy chọn tất dày cùng tông màu với váy hoặc áo, vừa che khuyết điểm vừa rất sành điệu và mốt.

- Mát xa chân: Bạn vẫn thường nghe nói, mát xa chân giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn thoải mái. Tuy nhiên, nên mát xa chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì lại ít ai có thể biết được điều này.

- Các loại kem dùng cho mặt, cổ, tay…đều có tác dụng tốt đối với da chân. Vì thế, bạn không nên vứt bỏ phần kem thừa mà dùng để thoa cho chân, vừa tiết kiệm, vừa giúp chân mềm mại, mịn màng hơn.

- Ngâm chân: Sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, đôi chân của bạn bị "bít" trong những đôi giày, dép đế cao, chật và thiếu không khí, khiến cho máu khó lưu thông và thậm chí là còn gây nên những mùi khó chịu. Để giúp chân "thư giãn" bạn hãy ngâm chân vào nước có thêm vài cục đá, 6 giọt tinh dầu trà xanh và lá cây hương thảo. Ngâm trong vòng khoảng 3 đến 5 phút. Sau đó rửa sạch chân lại với nước và lau khô bằng chiếc khăn vải sợi mềm.

- Bạn cũng có thể che khuyết điểm của đôi chân bằng cách kết hợp cách ăn mặc quần áo và đi giày dép phù hợp để tôn dáng và tạo cảm giác đôi chân thon thả hơn.
Vivian
Chia sẻ