Bệnh sốt mò: Tỉ lệ tử vong 50-60%

Pháp luật TPHCM,
Chia sẻ

Bệnh sốt mò rất khó đoán, thường nhầm với bệnh khác, đến khi phát hiện ra thì đã muộn.

Khoa Nhiễm B, BV Bệnh nhiệt đới (TPHCM), vừa tiếp nhận nam bệnh nhân NTT (70 tuổi, Bình Thuận) bịbệnh sốt mò - triệu chứng sốt gây ra do con mò (giống con rận) cắn. Sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhân đã ổn, hết sốt, tuy nhiên vẫn còn đau đầu nên tiếp tục được theo dõi.

BV địa phương bó tay

Theo gia đình, bệnhnhân T. bị sốt cao ba ngày liên tục. BV địa phương chẩn đoán ông bị viêm ruột, nhiễm trùng máu và điều trị đến ba ngày vẫn không thuyên giảm. Sau đó gia đìnhxin chuyển vào BV Bệnh nhiệt đới TPHCM.

Qua khám lâmsàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có thể sốt cao là do côn trùng, mà cụ thểlà con mò cắn. Kiểm tra người bệnh nhân, bác sĩ phát hiện có một vết cắn to ởvùng bẹn.

Bệnh nhân T. cho biết mình đi làm rẫy nhưng bị con mò cắn lúc nào thì không hề hay biết, chỗ cắn cũng không thấy ngứa cho đến khi bác sĩ khám người mới biết.

TS. BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc BV Nguyễn Trãi, chuyên gia về ký sinh trùng, cho biết bệnhsốt mò thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm. Ở miền Bắc bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Ở miền Nam bệnh xảy ra quanh năm nhưng vẫn cao nhất vào mùa mưa.

Bệnh xuất hiện các ca lẻ tẻ, rải rác thành từng ổ nhỏ ở từng khu vực.Bệnh sốt mò lưu hành ởvùng châu Á-Thái Bình Dương. Hằng năm có khoảng một triệu người mắc bệnh.

Bệnh sốt mò: Tỉ lệ tử vong 50-60% 1
Vết loét to ở vùng bẹn do con mò cắn của bệnh nhân NTT nhưng ông và bác sĩ tuyến dưới khôngbiết. Ảnh: Tùng Sơn

Suy đa cơ quan rồi tử vong

Cũng theo BS Siêu, bệnh sốt mò có thể nặng ngay từ tuần đầu của bệnh với biểu hiện viêm phổi,suy hô hấp. Hầu hết bệnh thường nặng từ tuần thứ hai với biểu hiện ở nhiều cơ quan và phủ tạng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Bệnh nhân tử vong thường do suy đa cơ quan, trong đó suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu. Tỉ lệ tử vong của sốt mò khi không điều trị kháng sinh là 50-60%.

Theo BS Siêu, thời gian ủ bệnh 6-21 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột hoặc bán cấp với biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu. Sau đó sốt cao liên tục, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C. Sốt đi kèm với nhức đầu, nhức mỏi cơ toàn thân, đau sau hố mắt.

Khám thấy có vết loét ngoài da, nhất là vùng bẹn, vùng da non, có thể có phát ban, sưng hạch, có tổn thương ở các cơ quan nội tạng. Hạch tại chỗ vết loét thường sưng to, kèm vớilách và gan to ngay sau khi vết loét xuất hiện khoảng một tuần…

Phát ban xuất hiệnvào cuối tuần thứ nhất của bệnh. Ban xuất hiện đầu tiên ở thân, sau đó lan ra khắp toàn thân, tồn tại khoảng 4-5 ngày. Ngoài ra còn có triệu chứng phù mặt,chân tay, sợ ánh sáng… Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, viêm màng não…Bệnh nhân có các dấu hiệu như mê sảng, vật vã, tinh thần chậm chạp, hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, run chân tay, giảm thính lực...

Bôi hóa chất diệt côn trùng lên vùng da hở

Trung gian truyền bệnh sốt mò là ấu trùng mò Leptotrombidium akamushi và Leptotrombidium deliense. Ấu trùng mò thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, trong các hang đá có các loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột), thỏ, các loài chim hoặc gia súc (chó, heo, gà)...

Người sống trong vùng có bệnh sốt mò cần áp dụng những biện pháp chống ấu trùng mò đốt như mặc quần áo kín, quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat, bôi các hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở.

BS Siêu cho biết bệnh sốt mò rất khó đoán, thường nhầm với bệnh khác, đến khi phát hiện ra thì đã muộn. Bởi vậy quan trọng là phát hiện bệnh sớm. Hiện nay, bệnh nhân sốt mò được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, ngoài ra cần được điều trị hỗ trợ như bù nước và điện giải, hạ nhiệt, nhất là khi bệnh nhân sốt cao kéo dài.

Chia sẻ