8 nhóm thực phẩm dễ bị nhiễm độc gây sốc

Tr. Thu - Theo Symtoms,
Chia sẻ

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một số loại thực phẩm có xu hướng gây ra nhiều bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Cụ thể là 8 nhóm thực phẩm dưới đây.

Cứ lâu lâu chúng ta lại được nghe nói đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở đâu đó qua báo chí và truyền hình, nhẹ thì ảnh hưởng đến ít người, nặng thì ngộ độc tập thể... Vấn đề ngộ độc thực phẩm được đặt ra là có liên quan đến việc xử lý thực phẩm một cách an toàn hoặc do các virus, vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong thực phẩm đã truyền bệnh sang cho người ăn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một số loại thực phẩm có xu hướng gây ra nhiều bệnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Cụ thể là 8 nhóm thực phẩm dưới đây:

1. Thịt và gia cầm chưa nấu chín

Ăn thịt nấu chưa chín, kể cả thịt gia cầm sẽ là một cách dễ bị ngộ độc nhất. Thịt và thịt gia cầm có chứa vi khuẩn như E. coli, salmonella và campylobacter, vì vậy nếu thịt bò hoặc thịt gà nấu chưa chín kĩ, các vi khuẩn này chưa bị tiêu diệt thì sẽ có cơ hội gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể người. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai vì những đối tượng này có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu hơn.
 

Nếu bạn đang nấu ăn thịt bò, thịt lợn hoặc thịt nướng, hãy chắc chắn rằng các loại thịt này phải được chín ở nhiệt độ tới 145 độ. Tất cả các gia cầm khác nên được nấu đến nhiệt độ bên trong ít nhất là 165 độ.

2. Hàu sống

Giống như thịt và thịt gia cầm chưa nấu chín, nếu ăn hải sản sống hoặc hải sản chưa chín kĩ, đặc biệt là con hàu thì nguy cơ bị ngộ độc và mắc bệnh cũng có khả năng xảy ra rất cao. Hàu có thể mang một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus, được chuyển qua nước biển hoặc các virus khác như Norovirus và gây bệnh viêm gan A. Cũng như sò và trai, nên được nấu chín cho đến khi vỏ của chúng mở ra. Nếu vỏ sò không mở sau khi nấu thì nên bỏ đi.

3. Cá ngừ

Cá ngừ tươi đôi khi có thể có chứa chất độc scombroid, gây bệnh scombroid. Các triệu chứng của bệnh scombroid bao gồm buồn nôn, chuột rút và chảy nước ngoài da. Những độc tố này cũng có thể được tìm thấy trong các loại cá nước ngọt và có thể xảy ra trong cá ngừ nếu ngâm trong nhiệt độ ấm quá lâu. Thật không may, chất độc scombroid có thể không bị tiêu diệt cho dù đã nấu chín, vì vậy nếu bạn nghi ngờ cá của bạn có thể bị nhiễm độc, nên vứt đi.
 

4. Cà chua

Trái cây và rau quả thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi vì rất nhiều người có thói quen ăn sống rau củ quả. Cà chua không nằm trong ngoại lệ bởi cà chua thường bị nhiễm khuẩn salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột).

5. Rau có lá

Rau diếp, rau bina và các loại rau lá xanh khác dễ bị nhiễm E. coli và salmonella từ các hóa chất dùng để bón và thúc đẩy phát triển. Những loại quả thì còn có vỏ bảo vệ bên ngoài chứ rau có lá thì sẽ nhiễm vi khuẩn trực tiếp trên lá là nhiều nhất.

6. Các loại rau mầm

Những rau mầm này thường được trồng trong điều kiện nóng, ẩm ướt. Đó cũng là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn giống. E. coli và salmonella phát triển trên các mầm và thường lây lan và gây bệnh nếu không được "xử lý" triệt để.
 

7. Trứng

Trứng là một nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc salmonella. Trong khi các vi khuẩn có thể được tìm thấy bên ngoài của vỏ trứng là nhiều những không có nghĩa là không có bên trong trứng. Các vi khuẩn này thường được truyền từ gà mái mẹ sang trứng từ trước khi vỏ trứng hình thành.

8. Pho mát

Bởi vì làm pho mát sẽ mất rất nhiều công đoạn nên cũng có rất nhiều cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập vào trong pho mát, nhất là vi khuẩn salmonella gây ra các bệnh về đường ruột.

Trong thực tế, hầu hết các loại thực phẩm nói trên bản thân chúng không phải là nguyên nhân gây độc hại mà thường là do các vi khuẩn lây lan và tích tụ trong đó, nếu không được "xử lý" triệt để sẽ có cơ hội vào cơ thể con người và gây bệnh. Vì vậy, nếu thấy có bất kì dấu hiệu nghi ngờ trên thực phẩm nào thì nên bỏ đi, và đặc biệt khâu xử lý thực phẩm sống, thực phẩm chín phải hết sức cẩn thận.

Chia sẻ