6 loại hormone có tác dụng "đốt cháy" chất béo trong cơ thể

TH,
Chia sẻ

Có những hormone đóng vai trò rất tích cực trong việc "đốt cháy" chất béo, giúp bạn giảm cân, duy trì trọng lượng mà có thể bạn chưa hề nghe tên lần nào.

Bạn vẫn biết đến những cách giảm chất béo tích tụ trong cơ thể như hạn chế ăn chất béo, chăm chỉ vận động, tập thể dục... Tuy nhiên, bạn có biết rằng, sở dĩ những hoạt động hiện hữu đó có tác dụng "đốt cháy" chất béo một phần còn nhờ vào hoạt động của các horome bên trong cơ thể.

Có những hormone đóng vai trò rất tích cực trong việc "đốt cháy" chất béo, giúp bạn giảm cân, duy trì trọng lượng mà có thể bạn chưa hề nghe tên lần nào.

Ghrelin

Ghrelin là một loại hormone được sản xuất trong dạ dày và có tác dụng giảm chất béo tích tụ trong cơ thể nhờ cơ chế hoạt động của nó là phát tín hiệu đến cho cơ thể. Trong nỗ lực giảm cân của bạn, để lượng calo trong cơ thể giảm đi đồng nghĩa với làm tăng hormone ghrelin. 

Ghrelin có "nhiệm vụ" gửi tín hiệu "đói" đến não. Khi lượng ghrelin trong cơ thể tăng, tín hiệu "đói" được phát đi nhiều hơn và ngay lập tức cơ thể có nhu cầu ăn bổ sung. Đó là lý do tại sao bạn khó duy trì cân nặng như mong muốn.  

Tập thể dục sẽ giảm nồng độ ghrelin, giúp bạn hạn chế sự thèm ăn và cân bằng lượng chất béo trong cơ thể để duy trì cân nặng.

Leptin

Leptin là một loại hormone do các tế bào chất béo sản sinh ra. Leptin tương tác với bộ não để não "chỉ đạo" cơ thể ăn ít hơn và "đốt cháy" nhiều calo hơn. Lượng chất béo trong cơ thể càng nhiều thì càng sản sinh ra nhiều leptin, gây ra tình trạng gọi là kháng leptin. Khi điều này xảy ra, não của bạn trở nên thờ ơ với tín hiệu của leptin.

Để tối đa hóa độ nhạy của leptin, bạn cần ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại quả mọng, giàu chất chống oxy hóa và các loại rau màu xanh lá cây, đỏ. Giảm cân cũng giúp tăng cường độ nhạy của leptin. 

6 loại hormone có tác dụng
Ăn uống đúng cách để tăng lượng hormone có tác dụng "đốt cháy" chất béo. Ảnh minh họa

Adiponectin

Adiponectin cũng là một hormone liên quan đến béo phì.  Adiponetin tăng cường khả năng chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng của cơ bắp, tăng cường sự trao đổi chất của bạn, tăng tốc độ phá vỡ chất béo trong cơ thể và kiềm chế sự thèm ăn của bạn.

Bạn có thể tối đa hóa mức độ adiponectin bằng cách đi bộ.

Insulin

Insulin đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể và là "chìa khóa" giúp cơ thể khỏe lại sau khi tập thể dục, xây dựng cơ bắp và duy trì lượng đường trong máu ở mức tối ưu. Insulin và carbohydrate được liên kết rất chặt chẽ và có thể ức chế sự phân hủy, "đốt cháy" chất béo được lưu trữ. 

Để tối ưu hóa insulin nhằm giảm chất béo, bạn nên bổ sung carbohydrate từ rau và hoa quả. 

Glucagon

Glucagon là một hormone có tác dụng trực tiếp ngược lại với insulin. Trong khi insulin dự trữ carbohydrate thì glucagon chịu trách nhiệm phá vỡ carbohydrates và chất béo được lưu trữ, giải phóng chúng để cơ thể của bạn có thể sử dụng chúng như một dạng năng lượng. Ăn thực phẩm giàu protein, bữa ăn ít carbohydrate là cách tốt nhất để tối đa hóa glucagon.

CCK

CKK là tên viết tắt của cholecystokinin - một loại hormone được phát hành từ các tế bào trong ruột bất cứ khi nào bạn ăn protein hay chất béo. Nhưng CCK không chỉ ở trong đường ruột của bạn. Nó liên kết với hệ thống thần kinh của bạn để bạn nhận ra mình có cảm giác no. Nó đồng thời cũng liên kết với dạ dày để làm chậm tốc độ tiêu hóa. 

Kết quả cuối cùng là bạn cảm thấy no lâu hơn, ăn ít hơn và tránh tích tụ chất béo. Bạn có thể tận dụng CCK bằng cách ăn đủ protein và chất béo có lợi trong mỗi bữa ăn.



Nào cùng học cách "giải tán" mỡ thừa tại đây. Hiệu quả lắm đấy...
6 loại hormone có tác dụng
Chia sẻ