4 cách ngăn chặn dị ứng thực phẩm

Thanh Phương,
Chia sẻ

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, làm thế nào để ngăn ngừa thực phẩm là mối quan tâm không phải của riêng ai.

Dị ứng thực phẩm là cơ thể phản ứng với lại một số loại thức ăn nhất định hoặc một nhóm thực phẩm. Dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tin rằng các thực phẩm như một chất độc hại và sản xuất các kháng thể để chống lại nó.

Khi bạn ăn các thực phẩm bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra một số loại hóa chất và kết quả là xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, phát ban, hắt hơi, sưng, thở khò khè và ói mửa. Một số phản ứng dị ứng mạnh hơn có thể đe dọa đến cuộc sống như khó thở, huyết áp thấp và chết.

Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải ngăn ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm. Sau đây là 4 cách giúp bạn dễ dàng vượt qua vấn đề dị ứng thực phẩm này.

1. Tránh những loại thực phẩm gây dị ứng


Cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm là tránh ăn các loại thực phẩm gây dị ứng. Để làm được điều này, bạn phải đọc nhãn mác trước khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào và lưu ý một số từ ngữ không thông dụng sử dụng trên nhãn bao bì như albumin (một thành phần của chất đạm trứng) hoặc casein (đạm sữa) có thể được sử dụng thay thế. Các thực phẩm đóng gói thường ghi chi tiết các thành phần chất và khối lượng của chúng có trong sản phẩm.

2. Cẩn thận khi ăn tại nhà hàng


Không phải lúc nào các đầu bếp cũng ý thức được việc kết hợp các thực phẩm cùng nhau khi làm món, cũng như hiểu tường tận về thực phẩm. Ví dụ, bình thường bạn không bị dị ứng với khoai tây nhưng bạn có thể gặp nguy hiểm nếu ăn món khoai tây chiên kiểu Pháp, bởi chúng được chiên bằng dầu đậu nành. Vì vậy, khi ăn tại nhà hàng hãy cẩn thận với những món ăn mới.

3. Hãy coi chừng tình trạng nhiễm chéo


Trong chế biến thực phẩm thì vấn đề nhiễm chéo là một trong những vấn đề rất phổ biến và nó được coi là dị nguyên ẩn trong thực phẩm. Chẳng hạn như dao dùng phết phômai lại được dùng cắt thịt, chả; chảo chiên trứng xong có thể dùng để xào rau... Vì vậy, hãy thật cẩn trọng với vấn đề này nếu bạn có tiền sử bị dị ứng. Khi đi ăn tại nhà hàng hãy nói với người phục vụ về loại thực phẩm bạn bị dị ứng, còn khi nấu ăn tại nhà tránh dùng chung dụng cụ nhà bếp với những loại thực phẩm bạn bị dị ứng.

4. Hiểu về dị ứng thực phẩm

Hiểu về dị ứng là cách tốt nhất giúp bạn dễ dàng vượt qua dị ứng thực phẩm. Bởi, khi bạn hiểu về nó bạn sẽ có cách phòng tránh hiệu quả.


Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phần giống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê, cừu, trâu... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này đến 50-60%), một số điều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột...


Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói, đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hen suyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, các triệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong.

Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.

Chia sẻ