Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng

Bài, ảnh: Thiên Kim,
Chia sẻ

Đã từ lâu người ta lầm tưởng hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Nhưng sự thật lại khiến tất cả ngỡ ngàng.

Tại Nhật Bản, hoa anh đào gần như có mặt khắp nơi, gắn bó mật thiết và mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống, sinh hoạt của đại đa số người dân. "Xứ sở hoa anh đào" – cách gọi thân thuộc này làm không ít người lầm tưởng hoa anh đào chính là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Nhưng thật bất ngờ, một loại hoa biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu khác mới nằm ở vị trí này. Đó là hoa cúc.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 1.

Cánh đồng hoa cúc xuất khẩu rộng lớn được trồng tại Đà Lạt của PAN Saladbowl.

Hoa cúc - biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu

Bằng chứng là hoa cúc được sử dụng để trang trí ở khắp mọi nơi tại Nhật Bản. Từ việc làm điểm nhấn cho những chiếc kimono truyền thống, là biểu tượng quan trọng, cả trên tấm hộ chiếu của quốc gia này và thậm chí là trên quốc huy.

Hoa cúc biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, sự phúc hậu, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất của con người. Người Nhật Bản rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, do đó hoa cúc đã từ lâu trở thành một loài hoa thần tượng, là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 2.

Hoa cúc, hoa hồng xuất khẩu với kích cỡ to, màu sắc độc đáo và rất tươi dù đã thu hoạch lâu.

Trước đây, hoa cúc không được trồng tùy tiện mà chỉ dành cho những vương tôn quý tộc và được trồng trong hoàng cung. Ngày nay khi được sử dụng phổ biến, cả trong lễ tang và hành hương lễ Phật, người ta cũng dành sự ưu ái đặc biệt cho hoa cúc.

Thế nhưng với đặc điểm khí hậu, thời tiết tại Nhật Bản không quá thuận lợi, chi phí để tạo ra những cành hoa cúc đạt chuẩn thường rất cao. Bởi thế, nhu cầu nhập hoa cúc từ nước ngoài về sử dụng là rất cao.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 3.

Với người Nhật, hoa cúc hiện diện trong tâm linh và văn hoá.

Nắm được nhu cầu này cùng với mối lương duyên đặc biệt, từ năm 2016, một doanh nghiệp trong nước đã táo bạo bắt tay đầu tư đồng bộ hệ thống kỹ thuật nhà kính tiền tỷ để trồng hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chấp nhận thách thức khi là công ty Việt Nam đầu tiên khai phá thị trường quốc hoa Nhật Bản.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 4.

Cách cắm hoa của đất nước mặt trời mọc cũng rất độc đáo.

Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn chân ướt chân ráo đầu tư, ngay trong năm 2017, công ty này đã xuất khẩu trên 1 triệu cành hoa sang Nhật Bản và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt hơn, giá hoa cúc khi xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty này gấp đến 10-15 lần hoa bán trong nước. Ước tính khoảng 8,5 triệu cành hoa sẽ được đơn vị này xuất tiếp vào năm 2018, đưa Việt Nam tiến lên vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu hoa sang Nhật Bản.

Khai phá thị trường quốc hoa Nhật Bản

Ông Lê Văn Liền, chuyên gia nông nghiệp phụ trách kỹ thuật của công ty PAN-Saladbowl cho biết, nơi đây đang thực hiện dự án trồng hoa cúc xuất khẩu sang Nhật Bản 100% tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng).

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 5.

Ông Lê Văn Liền giới thiệu về các loại hoa tại Triển lãm Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2017.

Nói về bí quyết để chỉ trong một thời gian ngắn mà công ty có thể xuất khẩu lượng hoa lên đến đơn vị triệu cành vào thị trường khó tính như Nhật Bản, ông Liền chia sẻ:

"Diện tích nông trại của chúng tôi khoảng 6ha, trong đó 1ha dùng để sản xuất giống và 5ha còn lại để sản xuất hoa cúc xuất khẩu. Với việc đầu tư công nghệ nhà kính từ 8 tỷ đến 10 tỷ/ha, việc trồng hoa đã thoát khỏi những rủi ro về mặt thời tiết, kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, cuờng độ sáng.

Không những vậy, với lực lượng hơn 100 cán bộ, công nhân tay nghề cao và có cả các nghệ nhân, kỹ sư lâu năm trong nghề trồng hoa từ Nhật Bản sang làm việc, hoa  cúc đã mang một phần "tâm hồn Nhật" ngay từ nơi sản xuất".

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 6.

Talkshow về Hoa xuất Nhật thu hút nhiều người đến đăng ký tham dự.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 7.

Ông Liền cho biết, các giống hoa được nhập khẩu từ đất nước Hà Lan xa xôi.

Vấn đề nguồn gốc hoa cũng được phía công ty đặc biệt quan tâm. Các giống hoa cúc và hoa cẩm chướng đều được mua bản quyền từ các nhà sản xuất giống nổi tiếng trên thế giới (như Fides, Deliflor, Dekker) nên hoa đa dạng về chủng loại và luôn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 8.

Hoa được trồng trong lồng kính để hạn chế tố đa ảnh hưởng của thời tiết.

Vì sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, các tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu khá đa dạng, chính vì vậy công ty thường lên kế hoạch sản xuất, thu hoạch, thương mại... trước tận 1 năm. Dù hoa khi xuất sang Nhật cao gấp 10-15 lần trong nước do đầu tư với kỹ thuật khắt khe thì vẫn rẻ hơn giá thành tại nước bạn.

Ngoài ra, công nghệ xử lý sau thu hoạch cũng là yếu tố cốt yếu. Khi thu hoạch xong, hoa tươi sẽ được ngâm vào dung dịch dinh dưỡng, giữ ở kho lạnh để bảo đảm nhiệt độ. Điều này giúp hoa tươi lâu hơn, để hoa vẫn giữ chất lượng khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 9.

Chỉ trong năm 2017, công ty đã xuất khểu đến hơn 1 triệu cành hoa chất lượng sang thị trường khó tính Nhật Bản.

Ông Nunome Takahiro, Giám đốc kỹ thuật của PAN-Saladbowl nói, trước khi sang Việt Nam đảm nhận công việc này, ông khá phân vân liệu nơi đây có đủ điều kiện để xuất khẩu số lượng lớn hoa sang Nhật với yêu cầu về kỹ thuật khắt khe "trăm cành như một" hay không. Đến nay khi nhìn vào những gì đã đạt được, ông tin tưởng một tương lai không xa, tiềm năng xuất khẩu hoa của Việt Nam sẽ được khai thác rất hiệu quả.

Sự thật về quốc hoa Nhật Bản mà người Việt nào cũng lầm tưởng - Ảnh 10.

Trong tương lai nếu đi đúng như định hướng, PAN-Saladbowl sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những đất nước xuất khẩu hoa hàng đầu cho Nhật Bản.

Tại Việt Nam mỗi năm sản xuất khoảng 1 tỷ cành hoa cúc và 90% tiêu thụ nội địa nên Việt Nam dùng hoa cúc cũng không thua bất cứ dân tộc nào trên thế giới. 

Với chân lý "Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ gió chong chóng sẽ quay, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy", ông Liền chia sẻ, ngoài việc hoa đảm bảo chất lượng thì cung cách làm việc, sự uy tín, tạo dựng được niềm tin thì mới là tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Để hoa cúc luôn là hình ảnh văn hóa nối liền hai quốc gia Việt – Nhật.

Chia sẻ