Sự thật thú vị: Mẹ ốm nghén nhiều có thể sinh con thông minh hơn

Lạc Tâm,
Chia sẻ

Nhiều chị em cảm thấy rất sợ hiện tượng ốm nghén trong thời gian mang thai, nhưng theo một nghiên cứu khoa học thì việc mẹ bị nghén lại có nhiều khả năng sinh ra con thông minh hơn.

Ốm nghén là hiện tượng bình thường và phổ biến trong suốt thời gian mang thai của phụ nữ. Gần như điều này khiến chị em khá khổ sở vì những trận nghén giày vò. Nghén xảy ra bất cứ lúc nào, có lúc đang ăn cũng có thể buồn nôn, thậm chí là nôn ngay những thức ăn vừa cho vào bụng. Nhiều người cảm thấy cực kỳ khó chịu và thể trọng giảm sút khi mang thai vì chứng ốm nghén. Tuy nghén khiến mẹ vất vả nhiều hơn nhưng nó không phải là không có lợi ích gì.

Các bé có mẹ từng ốm nghén ghi điểm cao hơn về chỉ số IQ

Buồn nôn, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nôn nghén khi mang bầu là do progesterone - một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai - tăng cao. Cơ thể mẹ không thể thích ứng với sự thay đổi lớn này nên sinh ra triệu chứng buồn nôn và nôn nghén. Mặc dù tình trạng này khiến mẹ vô cùng khó chịu nhưng nó lại là một trong những biểu hiện cho thấy thai nhi khỏe mạnh.

Sự thật thú vị: Mẹ ốm nghén nhiều có thể sinh con thông minh hơn - Ảnh 1.

Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bị nôn nghén nhiều có trí lực cao, khả năng biểu đạt mạnh mẽ và nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở trẻ cũng thấp hơn rõ rệt (Ảnh minh họa).

Theo nghiên cứu y học, những phụ nữ bị sảy thai lại rất ít bị nghén (với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, nôn...). Rõ ràng vấn đề chính là do progesterone sinh ra thấp khiến cho thai nhi phát triển không tốt.

Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu Canada đã từng phát hiện: phụ nữ thường xuất hiện triệu chứng nôn nghén vào sáng sớm càng có khả năng sinh con thông minh hơn những phụ nữ không có biểu hiện này. Trẻ sinh ra bởi các bà mẹ bị nôn nghén nhiều có trí lực cao, khả năng biểu đạt mạnh mẽ và nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở trẻ cũng thấp hơn rõ rệt.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện trẻ em ở Toronto, Canada, đã tìm hiểu trên các bà mẹ bị chứng ốm nghén ở mọi cấp độ, và phát hiện thấy lợi ích của tình trạng này trên diện rộng. Họ xem xét lại dữ liệu từ 10 công trình độc lập, được tiến hành ở 5 quốc gia từ năm 1992 tới 2012, liên quan tới 850.000 phụ nữ mang thai.

Sự thật thú vị: Mẹ ốm nghén nhiều có thể sinh con thông minh hơn - Ảnh 2.

Kết quả cho thấy các bé có mẹ từng ốm nghén ghi điểm cao hơn về IQ, ngôn ngữ và hành vi nói chung (Ảnh minh họa).

Các kết quả ghi nhận sự mệt mỏi và ói mửa trong thai kỳ có liên quan tới việc giảm nguy cơ bé bị nhẹ cân khi sinh hay chiều dài cơ thể ngắn. Các bà bầu bị buồn nôn cũng có tỷ lệ sinh non thấp hơn: 6,4% so với 9,5% ở các bà bầu khỏe mạnh. Tình trạng nghén còn khiến cho nguy cơ em bé bị khuyết tật bẩm sinh giảm đi từ 30 tới 80%. Nguy cơ sảy thai ở những người không có hiện tượng nghén cũng cao hơn gấp 3 lần so với bà bầu hay buồn nôn.

Nhiều năm sau khi số liệu về mẹ được ghi nhận, các em bé ra đời được kiểm tra về trí thông minh. Kết quả cho thấy các bé có mẹ từng ốm nghén ghi điểm cao hơn về IQ, ngôn ngữ và hành vi nói chung.

Không cần quá lo lắng nếu nôn nghén nhiều

Sự thật thú vị: Mẹ ốm nghén nhiều có thể sinh con thông minh hơn - Ảnh 3.

Một số ít phụ nữ bị nôn nghén đặc biệt mạnh mẽ trong thai kỳ với biểu hiện nôn liên tục, có khi còn không thể ăn uống gì (Ảnh minh họa)

Nhiều mẹ bầu lo lắng tình trạng nghén nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng thực tế, nôn nghén thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ, lúc này thai nhi cũng chưa cần quá nhiều dinh dưỡng, chỉ cần mẹ không xảy ra tình trạng mất nước hoặc ăn uống quá ít thì việc nôn nghén sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí thể trọng của thai phụ trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể tạm thời chưa tăng cũng không vấn đề gì.

Một số ít phụ nữ bị nôn nghén đặc biệt mạnh mẽ trong thai kỳ với biểu hiện nôn liên tục, có khi còn không thể ăn uống gì. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ khắc phục từ bác sĩ chuyên môn để không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nguồn: Sohu, Reproductive Toxicology

Chia sẻ