Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết

HƯƠNG CHERRY,
Chia sẻ

Đằng sau những thước phim đáng yêu về Pinocchio, khán giả không thể ngờ cậu bé người gỗ này vốn được nhà văn Carlo Collodi tạo hình với tính cách hỗn láo, bị trừng phạt bằng việc đốt cháy cả hai chân và treo cổ lên cây nhưng không chết trong phiên bản gốc.

Ông lão thợ mộc nghèo khó Geppetto được hãng phim hoạt hình Disney xây dựng với hình tượng cô độc, do không có người thân bên cạnh nên phải sống với chú rối gỗ trong căn nhà trống vắng.

Nhưng vào một ngày nọ, khi tình cờ nhìn thấy ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời đêm, ông Geppetto liền chắp tay ước nguyện vì cho rằng đó là hiện tượng hiếm gặp: "Giá như món đồ chơi vô giác có thể biến thành người thật, nếu là bé trai thì càng tốt!".

Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết - Ảnh 1.

Vào năm 1940, hãng Disney đã cho ra mắt bộ phim hoạt hình gia đình kể về Geppetto, một ông lão thợ mộc nghèo khó và cuộc hành trình của Pinocchio.

Nghe được lời mong ước từ ông lão đáng thương, cô tiên xanh tốt bụng đã dùng phép màu để biến chú rối gỗ trở thành một cậu bé thực sự. Nhưng nếu muốn tồn tại lâu dài, Pinocchio phải chứng minh được sự thật thà, dũng cảm, không ích kỷ và thừa nhận chú dế Jiminy - người bạn đồng hành đáng tin cậy là lương tâm của mình.

Đại diện hãng Disney cho biết: "Từ cuộc phiêu lưu đầy cám dỗ của chú rối gỗ mũi dài, chúng tôi muốn cho những khán giả nhỏ tuổi thấy cách cư xử đúng đắn mà chúng cần học hỏi là gì.

Tất nhiên, kịch bản cũng chỉnh sửa đôi chút chứ không thể giống phiên bản gốc theo cách tuyệt đối".

Hỗn láo trong mắt độc giả

Câu chuyện trên được dựng lại dựa theo nội dung từ tác phẩm The Adventures of Pinocchio (Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio), được viết bởi nhà văn người Italia ông Carlo Collodi vào những năm 1880.

Tuy nhiên, thông điệp mà cuốn sách gốc muốn truyền tải lại hoàn toàn khác biệt so với những gì mà hãng Disney đã khắc họa trong bộ phim hoạt hình cùng tên.

Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết - Ảnh 2.

Pinocchio từng đập chết chú dế biết nói Jiminy – nhân vật mang tính đại diện cho lương tâm của mình.

Collodi chưa bao giờ làm cha. Bởi vậy, cuốn truyện do ông viết ra cũng chẳng hề thẫm đẫm tình cảm như những gì mà hãng phim Disney mô phỏng: Pinocchio vốn được miêu tả là một bé trai sống trong cảnh nghèo khó nhưng lại rất ngỗ nghịch, không bao giờ chịu nghe lời dạy bảo từ người lớn.

Ngoài ra, xuyên suốt nội dung về cuộc phiêu lưu của cậu bé người gỗ chính là hình ảnh trực quan về phương pháp nuôi dạy trẻ em theo quan điểm mang tính đột phá mà nhà triết học thế kỷ 18 Jean Jacques Rousseau từng đề cập trong tác phẩm "Emile, hay Về Giáo dục".

Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết - Ảnh 3.

Cậu ta còn bịa chuyện bị đối xử tàn tệ khiến "người cha" đáng thương phải ngồi tù oan uổng.

Rousseau cho rằng, cha mẹ nên để con cái mình học tập và hình thành thế giới quan thông qua những hậu quả tự nhiên từ hành vi sai trái trong cuộc sống: "Đừng dạy dỗ điều gì có thể học tập được ở môi trường thực tế".

Cũng giống như lời tổng kết đó, Collodi đã trao cho cậu bé người gỗ Pinocchio quyền tự do khám phá mọi thứ theo mong muốn cá nhân – mặc cho chuỗi hành vi mà nhân vật gây ra có phần thiếu lễ độ hay hỗn láo quá mức trong mắt độc giả.

Bị tra tấn và suýt mất mạng

Việc tự khám phá bản thân hay học hỏi những điều tốt đẹp từ thế giới xung quanh là rất chính xác. Nhưng trong cuốn truyện nổi tiếng, Pinocchio chỉ thích làm theo ý muốn cá nhân, đập chết cả chú dế biết nói Jiminy – nhân vật mang tính đại diện cho lương tâm của mình.

Đồng thời, cậu bé rối gỗ còn không chịu nghe lời và thường xuyên chống đối người lớn, thậm chí bịa ra chuyện bị đối xử tệ hại khiến "ông bố" đáng thương Geppetto phải ngồi tù oan uổng.

Nhà văn Collodi chia sẻ: "Pinocchio gặp rất nhiều hậu quả nặng nề như bị bắt cóc, bị trộm hết sạch tiền, bị kẻ xấu dùng dao đâm, bị đốt cháy hai chân, bị treo cổ lên cây rồi hứng chịu trận đòn roi khủng khiếp từ kẻ khác. Nó chỉ dần thay đổi sau khi trả giá đắt mà thôi!".

Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết - Ảnh 4.

Pinocchio làm mọi thứ theo ý muốn của mình, đôi khi còn tỏ ra hỗn láo trong mắt độc giả.

Cuốn truyện của Collodi giống như một bài học về việc nuôi dạy con, khám phá mối quan hệ phức tạp giữa một đứa trẻ với bậc làm cha mẹ hay giải thích vì sao chúng không chịu nghe lời dù luôn nhận được sự yêu thương mãnh liệt từ họ.

Nhưng điều đó lại chưa thực sự phù hợp với bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, và ông Walt Disney từng nhận xét về nhân vật Pinocchio như sau: "Cậu ta quá kiêu căng, luôn tỏ ra thông minh và hành xử cứng nhắc để nhận sự cảm thông từ phía khán giả".

Quan điểm của hãng Disney

Theo quan điểm của hãng Disney, câu chuyện đầy tối tăm về một cậu bé thiếu lễ phép, bị tra tấn dã man và suýt phải bỏ mạng vì "điếc không sợ súng" thực sự quá bất cập với trẻ em - đối tượng khán giả chính mà bộ phim hoạt hình muốn hướng tới.

"Kịch bản từng được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Chúng tôi muốn biến Pinocchio thành đứa trẻ ngây thơ, vô tình gặp rắc rối do bị kẻ xấu buông lời ngon ngọt nhằm khắc họa sâu sắc về thông điệp ẩn chứa phía sau.

Đó là sự cứu rỗi sẽ đến với bất kỳ ai có đủ lòng dũng cảm hay tinh thần trung thực tuyệt đối", đại diện hãng phim hoạt hình Disney nói.

Sự thật đáng sợ về cậu bé mũi dài Pinocchio: Hỗn láo với người lớn, bị tra tấn dã man nhưng không chết - Ảnh 5.

Theo phiên bản gốc, đây là câu chuyện đầy tối tăm về một cậu bé thiếu lễ phép và suýt phải bỏ mạng vì không chịu nghe lời người lớn.

Nhờ nội dung nhẹ nhàng cùng ý nghĩa nhân văn tốt đẹp, tác phẩm Pinocchio đã trở thành một trong những bộ phim hoạt hình vĩ đại nhất lịch sử và có tầm ảnh hưởng kéo dài cho tới tận ngày nay.

Chia sẻ