Sốt phát ban ở trẻ: Cách chăm sóc cho đúng nhất mẹ có thể làm ở nhà để con nhanh khỏi bệnh

BẠCH DƯƠNG,
Chia sẻ

Dù sốt phát ban là một căn bệnh dễ điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng nếu bố mẹ không biết chăm sóc đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ trong độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi dễ gặp tình trạng sốt phát ban nhất bởi đây là thời gian bé có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công gây ra tình trạng nổi ban đỏ. Dù đây là một căn bệnh dễ điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng nếu bố mẹ không biết chăm sóc đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Vậy khi con bị sốt phát ban, bố mẹ nên chăm sóc như thế nào để con nhanh khỏi bệnh nhất?

1. Sốt phát ban là bệnh gì?

Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, do một số loại virus điển hình như virus sởi, virus Rubella (bệnh sởi Đức) hoặc virus đường ruột ECHO gây ra.

Sốt phát ban ở trẻ: Cách chăm sóc cho bé tại nhà đúng nhất để con nhanh khỏi bệnh - Ảnh 1.

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

- Trước phát ban: Trước khi phát sốt, trẻ hay quấy khóc. Tuy nhiên, với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban mà trẻ có các biểu hiện khác nhau. Ví dụ: sốt phát ban do rubella trẻ chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt; sốt phát ban do sởi, bé thường sốt cao kèm ho, chảy nước mũi và mắt đỏ.

- Trong phát ban: Sau khi bé hạ sốt, ban bắt đầu nổi. Bé có vài biểu hiện khác như tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng. Ban thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi hình thành các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt ban thường lưu lại trung bình 3-5 ngày.

Sốt phát ban ở trẻ: Cách chăm sóc cho bé tại nhà đúng nhất để con nhanh khỏi bệnh - Ảnh 2.

- Sau phát ban: Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không để lại các vết thâm cho trẻ (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo.

Nếu chăm sóc và điều trị sai cách, bệnh sẽ để lại biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não.

3. Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà như thế nào?

Một số nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà mà cha mẹ cần biết khi con rơi vào tình trạng bệnh này như sau:

- Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Thuốc hạ sốt cần phải theo chỉ định của bác sĩ và uống đúng liều chỉ định. Kết hợp lau mát cho con bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao dẫn đến co giật.

- Dùng các loại thuốc ho cho trẻ theo chỉ định bác sĩ. Bố mẹ cũng có thể tham khảo các bài thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn, uống nước rau tần...

- Dùng nước muối sinh lý loãng, khăn giấy mềm để thông mũi cho trẻ.

- Cho con ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nước. Tốt nhất, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ hấp thụ hơn và không bị chán ăn khi cơ thể sốt, mệt.

- Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn, đặc biệt là các loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe, đảm bảo cung cấp vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng. Chú ý bổ sung vitamin A nhiều hơn trong thời kỳ trẻ bị sốt phát ban.

4. Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

5aeb43d2722648d78eb010f5c42e7e21

- Trẻ bị sốt không kiểm soát được nhiệt độ dù đã được dùng thuốc hạ sốt.

- Trẻ bị sốt trên 39,4 độ.

- Phát ban không thấy chuyển biến tốt sau 3 ngày.

- Bé có hệ miễn dịch yếu.

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do tiêu chảy.

Chia sẻ